Xin chào Luật sư. Hiện tại tôi có một số tiền nhỏ do chưa có nhu cầu sử dụng đến nên muốn gửi tiết kiệm số tiền này. Tôi thấy mọi người thường nhắc đến thuật ngữ bảo hiểm tiền gửi nên có thắc mắc quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào? Quy định về bảo hiểm tiền gửi hiện nay ra sao? Đây có phải quy định đảm bảo cho khoản gửi của tôi hay không? Bên cạnh đó, trong trường hợp nếu tôi gửi là tiền ngoại tệ thì có được bảo hiểm hay không? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là bảo hiểm tiền gửi?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định về khái niệm bảo hiểm tiền gửi cụ thể như sau:
Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
Theo đó, bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
– Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
– Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân.
Quy định về bảo hiểm tiền gửi hiện nay như thế nào?
Tiền gửi được bảo hiểm
– Tiền gửi được bảo hiểm:
Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 của Luật Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012.
– Tiền gửi không được bảo hiểm, bao gồm:
+ Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
+ Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
+ Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Phí bảo hiểm tiền gửi
Phí bảo hiểm tiền gửi được quy định tại Điều 20 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 như sau:
– Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Căn cứ vào khung phí bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này.
– Phí bảo hiểm tiền gửi được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
– Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.
– Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Trả tiền bảo hiểm tiền gửi
* Thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm tiền gửi:
Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.
* Thời hạn trả tiền bảo hiểm tiền gửi:
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi.
* Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi:
– Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
– Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi hiện nay được quy định tại Quyết định 32/2021/QĐ-TTg, như sau:
Số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng (một trăm hai mươi lăm triệu đồng).
* Xử lý số tiền gửi vượt hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi:
Số tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm sẽ được giải quyết trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
Tiền gửi là tiền ngoại tệ thì có được bảo hiểm không?
Căn cứ Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định về tiền gửi được bảo hiểm như sau:
Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 của Luật này.
Bên cạnh đó tại Điều 19 Luật này cũng quy định về tiền gửi không được bảo hiểm như sau:
1. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
2. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
3. Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì tiền gửi chỉ bảo hiểm đối với đồng Việt Nam. Ngoài ra, để được bảo hiểm bạn cũng cần đáp ứng các điều kiện để tiền được bảo hiểm và không thuộc trường hợp không được bảo hiểm theo quy định phía trên.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Được chi trả những khoản tiền nào khi đi nghĩa vụ quân sự quy định 2022
- Tự ý cơi nới nhà bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định 2022
- Khi nào cần phải sao kê ngân hàng theo quy định chi tiết
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết tư vấn về “Quy định về bảo hiểm tiền gửi hiện nay như thế nào?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan như dịch vụ tư vấn về vấn đề trích lục kết hôn tại đại sứ quán… thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp:
Luật này áp dụng đối với người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
Luật này quy định về hoạt động bảo hiểm tiền gửi; về quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi và quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi.
Câu trả lời là CÓ. Trong Khoản 2 Điều 5 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm chung như sau:
Tiền gửi tiết kiệm chung là tiền gửi tiết kiệm của từ hai người gửi tiền trở lên.
Như vậy, người dân có thể gửi tiết kiệm chung, hoặc gửi tiết kiệm riêng đều được.