Khi khởi kiện vụ án chia di sản thừa kế tại Tòa án thì ai có nghĩa vụ trả án phí? Mức án phí phải nộp là bao nhiêu? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
- Nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014
Nội dung tư vấn
Án phí là gì?
Án phí là khoản chi phí về xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Mà tranh chấp chia thừa kế là tranh chấp dân sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014 như sau:
Điều 24. Các loại án phí trong vụ án dân sự
1. Các loại án phí trong vụ án dân sự bao gồm:
a) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch;
b) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch;
c) Án phí dân sự phúc thẩm.
Như vậy, án phí trong vụ án dân sự có án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm. Trong đó, án phí dân sự sơ thẩm gốm án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch; Và án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch.
Căn cứ Điều 9 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014; quy định nghĩa vụ nộp tiền án phí; theo đó quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nộp tiền án phí. Trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền tạm án phí theo quy định của Nghị quyết này.
Nghĩa vụ chịu án phí trong vụ án chia di sản thừa kế sơ thẩm
Chia di sản thừa của người chết trong trường hợp không có nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba
Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014; quy định vụ án về chia di sản thừa kế thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình; hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau. Và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia di sản thừa kế đó; thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng trong khối di sản thừa kế.
Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu; thì người yêu cầu chia di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.
Trường hợp Tòa án xác định di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của người chết; thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch.
Chia di sản thừa của người chết trong trường hợp có nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba
Căn cứ điểm b khoản 7 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014; quy định trường hợp đương sự đề nghị chia di sản thừa kế; mà cần xem xét việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba từ di sản thừa kế đó thì:
Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản họ được chia; sau khi trừ đi giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba. Các đương sự phải chịu một phần án phí ngang nhau đối với phần tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba theo quyết định của Tòa án.
Người thứ ba là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập; hoặc có yêu cầu nhưng yêu cầu đó được Tòa án chấp nhận; thì không phải chịu án phí đối với phần tài sản được nhận.
Người thứ ba có yêu cầu độc lập nhưng yêu cầu đó không được Tòa án chấp nhận; phải chịu án phí dân sự có giá ngạch đối với phần yêu cầu không được chấp nhận.
Mức án phí trong vụ án chia di sản thừa kế
Căn cứ Danh mục án phí ban hành kèm nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014 quy định mức án phí như sau:
Tranh chấp chia di sản không có giá ngạch
Án phí trong vụ tranh chấp không có giá ngạch là 300.000 đồng
Vụ án không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.
Tranh chấp về chia di sản thừa kế có giá ngạch
Vụ án có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể. Cách tính án phí tranh chấp không có giá ngạch như sau:
+ Từ 6.000.000 đồng trở xuống:
Án phí = 300.000 đồng
+ Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng:
Án phí = 5% giá trị tài sản có tranh chấp
+ Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng:
Án phí = 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
+ Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng:
Án phí = 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
+ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng:
Án phí = 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
+ Từ trên 4.000.000.000 đồng:
Án phí = 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
Thời hạn nộp tiền án phí trong vụ án chia di sản thừa kế
Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 17 nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014 quy định:
5. Thời hạn nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án:
a) Người có nghĩa vụ nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án phải nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
Như vậy, người có nghĩa vụ nộp tiền án phí phải nộp tiền án phí khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Những trường hợp miễn giảm án phí theo quy định của pháp luật
Câu hỏi thường gặp
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống .
Căn cứ Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Chia di sản theo di chúc được quy định tại Điều 659 Bộ luật dân sự 2015.
Theo đó, việc phân chia di sản theo di chúc được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc; trừ trường hợp có thoả thuận khác của những người thừa kế hoặc pháp luật có quy định khác.
Căn cứ Điều 652 Bộ luật dân sự 2015; quy định thừa kế thế vị xảy ra trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản; thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.