Lễ, tết là những ngày nghỉ cho người lao động nhằm nghỉ ngơi sau một thời gian dài làm việc là tận hưởng những ngày lễ ý nghĩa, cũng như thêm thời gian được ở bên gia đình, bạn bè tận hưởng. Tuy nhiên, nhiều người lao động lựa chọn sẽ đi làm trong ngày lễ, tết vì sẽ được tính lương cao hơn ngày thường, hoặc đơn giản chỉ muốn đi làm để hoàn thành phần công việc của mình. Vậy quy định tính lương ngày lễ, tết năm 2023 ra sao? Sau đây mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết nhé.
Căn cứ pháp lý:
Những ngày nghỉ lễ của người lao động
Một trong những thời gian mà người lao động mong chờ nhất trong năm có lẽ là những ngày những lễ lớn của nước, khi đó người lao động có thể được nghỉ làm để nghỉ ngơi, giành thời gian cho gia đình nhưng vẫn được hưởng nguyên lương. Vậy hiện nay theo quy định Việt Nam có những ngày lễ nào của người lao động? Cụ thể như sau:
– Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
– Tết Âm lịch: 05 ngày;
– Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
– Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
– Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch, Quốc khánh.
Quy định tính lương ngày lễ tết
Trong những ngày lễ, tết như Luật sư X đã trình bày ở trên, người lao động có quyền nghỉ và hưởng nguyên lương. Trường hợp người lao động động ý làm việc vào những ngày này sẽ đượ tính là làm thêm giờ, và hầu như số tiền lương làm thêm giờ này sẽ cao hơn so với lương ngày bình thường. Vậy quy định tính lương này lễ tết ra sao?
Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
– Phải được sự đồng ý của người lao động;
– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật lao động.
Về tiền lương làm thêm ngày nghỉ lễ:
Theo Điều 98 Bộ luật lao động năm 2019 thì:
- Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
- Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
- Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người lao động làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, tiền lương làm thêm ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Theo các điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về Điều kiện lao động và Quan hệ lao động thì có các công thức sau đây:
1/ Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm);
2/ Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300% x Số sản phẩm làm thêm
Ngoài ra, người lao động làm thêm giờ vào ban đêm của ngày nghỉ lễ, tế, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Đi làm ngày lễ trùng ngày nghỉ hằng tuần tính lương thế nào cho đúng?
Đi làm tăng ca cuối tuần được tính là làm thêm giờ, có thể hiểu là làm nhiều hơn số giờ lao động bình thường và người sử dụng lao động bắt buộc phải trả thêm tiền cho người lao động, có thể tính lương bằng ngày làm bình thường hoặc cao hơn 25% tùy vào thỏa thuận và chính sách công ty. Vậy đi làm ngày lễ trùng ngày nghỉ hằng tuần tính lương thế nào cho đúng?
Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo quy định này, trường hợp ngày nghỉ hằng tuần của công ty chị trùng vào ngày nghỉ Tết Nguyên đán (ngày 3 Tết) thì công ty phải sắp xếp cho người lao động nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày kế tiếp, tức ngày thứ 2 (mồng 4 Tết).
Về cách tính lương, khi ngày nghỉ hằng tuần được bù vào ngày kế tiếp rồi thì ngày chủ nhật người lao động đi làm được xác định là đi làm vào ngày nghỉ lễ, tết.
Do vậy, sẽ áp dụng cách tính lương đối với người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể:
Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Như vậy, theo quy định này, nếu người lao động đi làm vào ngày lễ, tết thì công ty sẽ phải trả lương cho họ ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết đó nghỉ có hưởng lương (tổng cộng nếu người lao động đi làm ngày lễ, tết thì công ty sẽ phải trả 400% lương).
Còn ngày thứ 2 kế tiếp được xác định là ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần, nếu ngày đó người lao động đi làm thì sẽ được trả ít nhất 200% lương theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định tính lương ngày lễ, tết” hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về luật tranh chấp ranh giới đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc nghỉ hằng tuần như sau:
Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Căn cứ theo quy định hiện hành, người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần khác ngày Chủ nhật. Tuy nhiên, vấn đề này phải ghi vào nội quy lao động.
Việc trả lương như người lao động trong thời gian nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ lễ, nghỉ có hưởng lương theo quy định tại Điều 112 khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 của Luật này là có cơ sở. Luật Lao động cho biết, theo quy định của hợp đồng lao động, người lao động vẫn được hưởng tiền lương bình thường trong các ngày nghỉ Lễ, Tết, nghỉ hàng năm và nghỉ việc riêng.
Khoản 1 Điều 115 quy định, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
– Kết hôn: nghỉ 3 ngày;
– Con đẻ, con nuôi kết hôn: Nghỉ 1 ngày;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 3 ngày.