Công chức là một nguồn lực lớn trong việc quản lý hành chính nhà nước, thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước. Luật công chức cũng ra đời nhằm đưa ra những quy định về những cá nhân này, giúp họ phát huy tốt vai trò và nhiệm vụ của mình. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Quyền của công chức tập sự” qua bài viết sau đây nhé!
Quyền của công chức tập sự
Công chức là một bộ phận của nguồn nhân lực xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, những đóng góp của họ quyết định đến sự phát triển chung về kinh tế – xã hội của địa phương nói riêng và quốc gia nói chung. Chính vì vậy, Nhà nước ta luôn chú trọng đến chất lượng của đội ngũ công chức cả về trình độ, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, chính trị.
Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng, trong đó:
Thời gian tập sự
+ 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
+ 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;
+ Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ BHXH, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
+ Trường hợp người tập sự nghỉ ốm đau hoặc có lý do chính đáng dưới 14 ngày mà được người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi người được tuyển dụng vào công chức đang thực hiện chế độ tập sự đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian tập sự.
Như vậy, so với Khoản 12 Điều 1 tại Nghị định 161/2018/NĐ-CP, quy định mới đã bổ sung điều kiện đối với trường hợp người tập sự nghỉ dưới 14 ngày được tính vào thời gian tập sự.
Nội dung tập sự
+ Nắm vững quy định của pháp luật về công chức; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan công tác; nội quy, quy chế làm việc của cơ quan và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng;
+ Trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;
+ Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
– Trong thời gian thực hiện chế độ tập sự, người đứng đầu cơ quan quản lý, sử dụng công chức phải cử người thực hiện chế độ tập sự tham gia khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước để hoàn thiện tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch công chức trước khi bổ nhiệm. Thời gian tham gia khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước được tính vào thời gian tập sự (quy định mới).
Trường hợp không thực hiện chế độ tập sự
– Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc theo quy định, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của ngạch được tuyển dụng nêu trên.
– Đối với các trường hợp không thực hiện chế độ tập sự, người đứng đầu cơ quan quản lý, sử dụng công chức phải cử tham gia khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch công chức trước khi bổ nhiệm (quy định mới).
Lưu ý:
Không điều động, bố trí, phân công công tác đối với người được tuyển dụng đang trong thời gian thực hiện chế độ tập sự sang vị trí việc làm khác vị trí được tuyển dụng ở trong cùng cơ quan, tổ chức hoặc sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
Chế độ, chính sách đối với công chức trong thời gian tập sự
Chế độ, chính sách đối với công chức được quy định tại Điều 22 Nghị định 138/2020/NĐ-CP. Theo đó:
– Hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng với công chức; bậc 2 đối với người có trình độ thạc sĩ và bậc 3 đối với trình độ tiến sĩ. Ngoài ra, công chức trong thời gian tập sự còn được hưởng các khoảng phụ cấp theo quy định của pháp luật
– Công chức được hưởng 100% mức lương và phụ cấp tương đương với trình độ đào tạo nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Công chức làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm.
+ Công chức là người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ tham gia công an nhân dân; sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
Các vấn đề công chức cần chú ý khi hết thời gian tập sự
– Công chức phải báo cáo kết quả tập sự có nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn tập sự bằng văn bản sau khi hết thời gian tập sự. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Theo đó:
+ Làm văn bản đề nghị người đứng đầu cơ quan quản lý đối với công chức quyết định bổ nhiệm ngạch/chức danh nghề nghiệp và xếp lương cho công chức, viên chức được tuyển dụng.
+ Trường hợp công chức trong thời gian tập sự không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị xử lý kỉ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức sẽ bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng. Người tập sự được trợ cấp 01 tháng lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe về nơi cư trú.
Công chức đã có kinh nghiệm vừa mới sinh con có phải tập sự nữa không?
Thứ nhất, về thời gian tập sự đối với công chức:
Theo Khoản 5 Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về trường hợp không thực hiện chế độ tập sự như sau:
“5. Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của ngạch được tuyển dụng quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các trường hợp không thực hiện chế độ tập sự, người đứng đầu cơ quan quản lý, sử dụng công chức phải cử tham gia khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch công chức trước khi bổ nhiệm.“
Như vậy nếu bạn đáp ứng được điều kiện đó là bạn được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì không cần thực hiện chế độ tập sự.
Về thời gian tập sự, thời gian tập sự được quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
“2. Thời gian tập sự được quy định như sau:
a) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
b) 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;
c) Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
Trường hợp người tập sự nghỉ ốm đau hoặc có lý do chính đáng dưới 14 ngày mà được người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi người được tuyển dụng vào công chức đang thực hiện chế độ tập sự đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian tập sự.“
Do đó, tùy thuộc vào trường hợp cụ thể của bạn thì mới có thể xác định được thời gian tập sự như trên.
Thứ hai, về chế độ thai sản của bạn:
Tại Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Như vậy, không phụ thuộc vào việc bạn là cán bộ công chức đang trong thời gian tập sự hay không mà chỉ cần bạn đã tham gia đóng các lại bảo hiểm bắt buộc đúng theo quy định của pháp luật và có đầy đủ các điều kiện trên thì sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 nếu đã đóng bảo hiểm đủ từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi nghỉ sinh.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Chức năng nhiệm vụ của công chức địa chính cấp xã
- Mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức
- Công chức chuyên ngành hành chính là gì?
- Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã là gì?
- Phẩm chất đạo đức của công chức tư pháp – hộ tịch
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quyền của công chức tập sự“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
– Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH);
– Thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên;
– Thời gian nghỉ không hưởng lương;
– Thời gian bị tạm giam, tạm giữ;
– Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật.
– Nắm vững quy định về công chức; cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan công tác; trách nhiệm của vị trí việc làm được tuyển dụng;
– Trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;
– Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
– Trong thời gian thực hiện chế độ tập sự, người đứng đầu cơ quan quản lý, sử dụng công chức phải cử người thực hiện chế độ tập sự tham gia khóa bồi dưỡng quản lý Nhà nước để hoàn thiện tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch công chức trước khi bổ nhiệm.
Việc hướng dẫn tập sự được quy định như sau:
– Hướng đẫn người tập sự nắm vững và tập làm những công việc theo yêu cầu nội dung tập sự
– Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày công chức đến nhận việc, người đứng đầu cơ quan sử dụng phải cử công chức cùng ngạch hoặc ngạch cao hơn, có năng lực, kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ hướng dẫn người tập sự.
Như vậy, so với quy định trước đây, không chỉ thời gian cử công chức hướng dẫn tập sự giảm xuống còn 05 ngày mà mỗi công chức còn có thể được hướng dẫn mỗi lần nhiều hơn 01 người tập sự.