Bộ Công an ban hành Thông tư số 59/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 quy định chi tiết thi hành Luật căn cước công dân. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 144/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, quy định mới về Căn cước công dân gắn chíp điện tử được trình bày dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Được làm Căn cước công dân gắn chip tại nơi tạm trú
Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành hoặc chưa thu thập đầy đủ thông tin về công dân thì thực hiện phân cấp giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân chủ yếu thực hiện tại nơi có hộ khẩu thường trú.
Khoản 1 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định: “Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân”. Do đó, kể từ ngày 01/7/2021, công dân có thể làm CCCD tại nơi tạm trú hoặc nơi thường trú thay vì chủ yếu làm tại nơi thường trú như trước đây.
Làm Căn cước công dân gắn chip không phải điền Tờ khai
Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, công dân đến cơ quan công an có thẩm quyền nơi tạm trú hoặc nơi thường trú để yêu cầu cấp thẻ CCCD, cụ thể: “Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết”
Kể từ ngày 01/7/2021, khi Thông tư 59/2021/TT-BCA có hiệu lực, công dân không còn phải điền tờ khai giấy. Nếu có yêu cầu thì cán bộ tiếp nhận sẽ tìm kiếm thông tin, thu thập vân tay, chụp ảnh… và in phiếu thu nhận thông tin CCCD… để công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên.
Thu hồi CMND cũ khi đổi sang căn cước công dân gắn chip
Từ ngày 01/7/2021, sẽ thu lại Chứng minh nhân dân (CMND) cũ khi làm thủ tục chuyển từ CMND sang thẻ CCCD gắn chip.
Cụ thể, khoản 3 Điều 11 Thông tư số 59/2021/TT-BCA quy định: “Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân”.
Như vậy, từ ngày 01/7/2021, mọi trường hợp đổi từ CMND 9 số, 12 số sang CCCD gắn chip đều sẽ bị thu hồi CMND cũ.
Không đổi Căn cước công dân sẽ bị phạt
Không đổi Căn cước công dân (CCCD) hết hạn có thể bị phạt đến 500.000 đồng
Trước đây, Nghị định 167/2013/NĐ-CP chỉ quy định nếu không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi Chúng minh nhân dân (CMND) sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng. Tuy nhiên, Tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/NĐ/CP/2021 (thay thế Nghị định 167) nêu rõ: Hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.
Theo đó, từ ngày 01/01/2022, Nghị định 144/NĐ/CP/2021 có hiệu lực, để không bị phạt, người sử dụng CCCD phải đổi thẻ mới trước khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Thẻ mới được đổi trong thời gian 2 năm trước tuổi phải đổi CCCD vẫn sẽ có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Mang Căn cước công dân đi cầm cố thế chấp sẽ bị phạt
Trước đây, việc áp dụng quy định về xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013, hành vi cầm cố, thế chấp hay mua bán, cho thuê CMND/CCCD vẫn chưa bị xử lý. Nhưng từ ngày 01/01/2022, theo quy định tại Nghị định 144/NĐ/CP/2021, nếu thực hiện việc cầm cố, thế chấp CCCD/CMND, cả người cầm cố và người nhận cầm cố sẽ bị phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng.
Giảm lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chíp
Giảm lệ phí cấp Căn cước công dân đến hết ngày 30/6/2022
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 120/2021/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo đó, kể từ 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022, mức thu lệ phí cấp CCCD được tính bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC. Cụ thể, mức lệ phí cấp Căn cước công dân như sau: Chuyển từ CMND 9 số, 12 số sang cấp thẻ CCCD: 15.000 đồng/thẻ. Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 25.000 đồng/thẻ. Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam: 35.000 đồng/thẻ.
Có thể dùng Căn cước công dân gắn chíp thay giấy tờ cá nhân
Đây là một trong những mục tiêu của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm Quyết định 06/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/01/2021. Theo đó, mục tiêu trong năm 2022 là bảo đảm từng bước thay thế giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng thẻ CCCD, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID).
Dự kiến một số giấy tờ cá nhân sẽ được tích hợp vào chíp điện tử trên CCCD như: Bảo hiểm y tế, bằng lái xe, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, thông tin tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức….
Mời bạn xem thêm bài viết
- Có bắt buộc làm căn cước công dân gắn chíp năm 2022 không?
- Căn cước công dân gắn chíp có định vị không?
- Hạn làm căn cước công dân gắn chíp là bao lâu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định mới về căn cước công dân gắn chíp điện tử 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu, giấy phép bay flycam, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, trích lục bản án ly hôn, trích lục hộ tịch trực tuyến, đơn xin trích lục bản án ly hôn … của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,.. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bộ Công an cho biết, theo quy định của Luật Căn cước công dân và pháp luật hiện hành, công dân vẫn được sử dụng ba loại thẻ (Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số và CCCD mã vạch) đến khi thẻ hết giá trị sử dụng.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong thực hiện các giao dịch, cải cách hành chính hướng tới thực hiện Chính phủ điện tử, Chính phủ số, Bộ Công an khuyến khích công dân thực hiện đổi sang sử dụng thẻ CCCD có gắn chíp điện tử.
Bộ Công an khẳng định chíp được gắn trên thẻ CCCD là để lưu trữ các thông tin của công dân trên thẻ CCCD với mục tiêu là tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Chíp gắn trên thẻ CCCD không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chíp tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.
Bộ Công an cho biết, thẻ CCCD gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.
Thời gian tới, khi thẻ CCCD gắn chíp điện tử có tích hợp đầy đủ các thông tin, lúc đó người dân đi giao dịch và làm các thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ mà chỉ cần dùng thẻ CCCD có gắn chíp thì sẽ thực hiện được các giao dịch.
Ngoài ra, việc tích hợp chíp trên CCCD đem lại tính linh hoạt khi cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin trên thẻ sau khi phát hành bởi cơ quan Công an. Dữ liệu trên chíp có thể truy cập ngay lập tức mà không bị phụ thuộc vào kết nối mạng thông qua các thiết bị cho phép đọc thông tin trên chíp, giúp cho việc xác thực danh tính được thực hiện ngay lập tức, hạn chế tối đa việc giả mạo danh tính.