Xin chào Luật sư X, tôi hiện đang cư trú tại quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh nên đã chọn công việc làm cho nhà máy may mặc gần nhà cho tiện việc đi lại và làm việc. Ngày tôi được nhận và là ngày 17 của tháng. Tôi nghe nói nếu làm từ sau ngày 14 của tháng thì sẽ không cần phải đóng bảo hiểm và trong khoản thời gian này sẽ không được hưởng bảo hiểm tháng đó không biết có đúng không. Vậy quy định đóng bảo hiểm khi không làm tròn tháng hiện nay ra sao Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn vì câu hỏi của bạn và để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
- Quyết định 595/QĐ-BHXH
Bảo hiểm được hiểu như thế nào?
Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.
Bảo hiểm tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người tham gia được quyền lựa chọn công ty bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, mức phí và quyền lợi bảo hiểm.
Bảo hiểm là biện pháp chuyển giao rủi ro được thực hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua chấp nhận trả chi phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Đối tượng nào phải đóng bảo hiểm xã hội?
Căn cứ Điều 2 Luật BHXH 2014 quy định đối tượng áp dụng như sau:
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Như quy định trên thì đối tượng thuộc quy định thuộc đối tượng của BHXH. Do đó, khi thuộc các trường hợp này bắt buộc người lao động phải tham gia đóng BHXH bắt buộc
Số ngày làm việc trong tháng để được đóng bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội có 02 hình thức là bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đối với số ngày làm việc trong tháng để đóng bảo hiểm xã hội sẽ chỉ áp dụng đối với hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Hiện nay không có quy định cụ thể. Hiện nay, theo Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có nội dung quy định: “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”.
Tại Khoản 4, 5 và 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.“.
Như vậy, với người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, việc đóng hay không đóng bảo hiểm xã hội trong tháng theo quy định pháp luật phụ thuộc vào số ngày nghỉ việc không hưởng lương của người đó, cụ thể, người lao động nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng lương thì không đóng bảo hiểm xã hội.
Với mỗi trường hợp làm việc không tròn tháng khác nhau, người lao động có thể thuộc trường hợp đóng hoặc không đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Nếu trong tháng người lao động nghỉ và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì tháng đó công ty và người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Sẽ có các trường hợp như sau:
– Trường hợp 1: NLĐ nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng và vẫn hưởng lương do người sử dụng lao động chi trả thì NLĐ và người sử dụng lao động phải đóng BHXH, BHYT theo quy định.
+ Người lao động không thuộc trường hợp nghỉ từ 14 ngày làm việc không hưởng lương trở lên, người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội.
Hiện nay, trong nhiều trường hợp, các bên thỏa thuận về làm việc không trọn thời gian, số ngày làm việc trong tháng chỉ dưới 14 ngày. Theo đó, người lao động làm dưới 14 ngày theo đúng hợp đồng, không nghỉ ngày làm việc nào. Do đó theo khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện đóng bảo hiểm.
Hoặc, các trường hợp khác, số ngày làm việc theo hợp đồng lao động là trên 14 ngày. Việc người lao động nghỉ và không hưởng lương 1 số ngày trong tháng dưới 14 ngày làm việc cũng không loại trừ trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của các bên.
– Trường hợp 2: NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì NLĐ và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH, BHYT; nhưng NLĐ sẽ vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
– Trường hợp 3: NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì NLĐ và người sử dụng lao động:
+ Không phải đóng BHXH; nhưng thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH để tính hưởng BHXH đối với NLĐ.
+ Không phải đóng BHYT, mà cơ quan BHXH sẽ đóng BHYT cho NLĐ.
– Trường hợp 4: NLĐ nghỉ việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì NLĐ và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH; thời gian này không được tính để hưởng BHXH đối với NLĐ.
Quy định đóng bảo hiểm khi không làm tròn tháng như thế nào?
Hiện nay, pháp luật về bảo hiểm xã hội có quy định:
– “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.” (theo quy định tại Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội)
– “Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT” (căn cứ theo Khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH)
Như vậy, từ các quy định được nêu cụ thể bên trên, với chủ thể là người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, việc đóng hay không đóng bảo hiểm xã hội trong tháng theo quy định pháp luật phụ thuộc vào số ngày nghỉ việc không hưởng lương của chính chủ thể đó, cụ thể, chủ thể là người lao động nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng lương thì sẽ không đóng bảo hiểm xã hội.
Trên thực tế thì với mỗi trường hợp làm việc không tròn tháng khác nhau, các chủ thể là người lao động cũng sẽ có thể thuộc trường hợp đóng hoặc không đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Nếu trong tháng chủ thể là người lao động nghỉ và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì tháng đó công ty và người lao động sẽ không có trách nhiệm cần phải đóng bảo hiểm xã hội.
Bản chất của bảo hiểm xã hội như mỗi chúng ta đều đã biết đó chính là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của các đối tượng là những người lao động khi các chủ thể này bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Việc thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm xã hội nhằm mục đích chính đó là để có thể nhanh chóng ổn định cuộc sống người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro như: ốm đau và các rủi ro tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thất nghiệp… sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu cũng như sớm có việc làm… Không những thế, ta nhận thấy rằng, hiện nay, việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội còn góp phần ổn định và nâng cao chất lượng lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của các chủ thể là những đối tượng người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau và cũng đã góp phần quan trọng để có thể thúc đẩy sản xuất phát triển.
Trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội thì mỗi chủ thể là những người lao động cũng sẽ có các quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể. Pháp luật hiện hành cũng đã ban hành các quy định cụ thể về vấn đề này và các quy định này đã góp phần quan trọng bảo vệ các chủ thể là người lao động cũng như đảm bảo hoạt động của lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Có thể bạn quan tâm:
- Công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không?
- Cá nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?
- Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Quy định đóng bảo hiểm khi không làm tròn tháng” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề thành lập công ty giá rẻ. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Hưởng thời gian và chế độ khi bản thân hoặc con ốm đau.
Hưởng thời gian và chế độ khi thai sản, sinh con.
Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi.
Hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
– Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
– Tết Âm lịch: 05 ngày;
– Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
– Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
– Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, trường hợp người lao động nghỉ vào những dịp lễ, tết sẽ được hưởng nguyên lương. Do đó, vẫn sẽ được tính vào ngày công để đóng BHXH.
về vấn đề người lao động nghỉ ốm tham gia bảo hiểm xã hội, Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định như sau: “Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN0, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm tai nạn lao động (BHTNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN)“.
Do đó, nếu nghỉ ốm từ 14 ngày trở lên thì không phải đóng BHXH