Đảng viên là những người nằm trong hàng ngũ của Đảng cộng sản. Xuyên suốt quá trình hoạt động, Đảng viên phải chấp hành các quy định điều lệ đảng, các chính sách của nhà nước. Nhiều người thắc mắc không biết Quy định Đảng viên kết hôn với người nước ngoài như thế nào? Đảng viên cần đáp ứng điều kiện gì để được kết hôn với người nước ngoài? Đảng viên cần chuẩn bị hồ sơ gì để làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài? Trình tự thủ tục Đảng viên kết hôn với người nước ngoài năm 2022? Đảng viên kết hôn với người nước ngoài có bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ không? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Đảng viên là gì?
Đảng viên là những chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Họ giành suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng. Đảng viên đặt lợi ích của Tổ quốc, giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên lợi ích cá nhân; đồng thời chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ của Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đảng viên có lao động, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; họ gắn bó mật thiết với nhân dân; phục từng tổ chức, kỷ luật của Đảng và giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ của Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong cùng một tổ chức cơ sở đảng; thông qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, họ được nhân dân tín nhiệm có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Quy định Đảng viên kết hôn với người nước ngoài như thế nào?
Theo quy định về việc kết hôn với người nước ngoài của Đảng viên tại Quy định số 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm, những trường hợp mà Đảng viên vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài được quy định như sau:
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Có con kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không báo cáo trung thực bằng văn bản với chi bộ, thường trực cấp ủy quản lý mình về lai lịch, thái độ chính trị của con dấu (hoặc con rể) và cha, mẹ ruột của họ.
b) Biết nhưng để con kết hôn với người nước ngoài vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
2. Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Có vợ (chồng) là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng không báo cáo với cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi mình sinh hoạt.
b) Bản thân biết mà không có biện pháp ngăn chặn việc con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hành vi chống Đảng và Nhà nước.
c) Có hành vi ép con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm vụ lợi.
d) Môi giới kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài trái quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Trường hợp vi phạm đã bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Cố tình kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà người đó không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b) Kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà biết người đó có hoạt động phạm tội nghiêm trọng, có thái độ hoặc hoạt động chống Đảng, Nhà nước.
c) Kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không báo cáo bằng văn bản với chi bộ về lai lịch của người đó, hoặc đã báo cáo nhưng tổ chức đảng có thẩm quyền không đồng ý nhưng vẫn cố tình thực hiện.
d) Cố tình che giấu tổ chức đảng; ép con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trái với quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Theo những gì đã trình bày ở trên thì hiện chưa hề có một quy định cụ thể nào về việc cấm Đảng viên kết hôn với người nước ngoài.
Đồng thời, về vấn đề kết hôn với người nước ngoài, một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được nêu tại Điều 2 Luật này gồm: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng; hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ
Như vậy, tại Điều lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn không có quy định nào cấm Đảng viên không được kết hôn với người nước ngoài. Do đó, nếu đủ các điều kiện theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì Đảng viên được kết hôn với người nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý rằng, khi muốn kết hôn với người nước ngoài thì phải báo cáo với chi bộ, thường trực cấp ủy quản lý mình đặc biệt là khi muốn đi định cư nước ngoài hoặc thôi quốc tịch Việt Nam để theo quốc tịch của chồng/vợ là người nước ngoài.
Đảng viên cần đáp ứng điều kiện gì để được kết hôn với người nước ngoài?
Căn cứ vào quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 thì công dân là Đảng viên kết hôn với người nước ngoài cần đáp ứng một số những điều kiện sau đây:
Đối với Đảng viên
Người Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về điều kiện kết hôn thì:
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Đối với người nước ngoài
Người nước ngoài phải là người đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nơi người đó mang quốc tịch.
Các điều kiện cụ thể như về độ tuổi, về ý chí, về năng lực chủ thể và không thuộc những trường hợp cấm kết hôn theo quy định nêu trên.
- Người nước ngoài không thuộc đối tượng có hoạt động phạm tội nghiêm trọng, có thái độ hoặc hoạt động chống Đảng, Nhà nước và chống lại chính sách pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Việc Đảng viên kết hôn với người nước ngoài cần được báo cáo bằng văn bản với Chi bộ nơi Đảng viên đó sinh hoạt về lai lịch của người nước ngoài và phải được xác nhận đồng ý của Chi bộ về việc kết hôn đó.
Đảng viên cần chuẩn bị hồ sơ gì để làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài?
Hồ sơ để Đảng viên đăng ký kết hôn với người nước ngoài bao gồm những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;
- Giấy xác nhận tình trạng sức khỏe của mỗi bên do tổ chức y tế có thẩm quyền cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng;
- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với công dân nước ngoài);
- Bản sao chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với công dân nước ngoài);
- Lý lịch gia đình hoặc sổ hộ khẩu của công dân nước ngoài;
- Văn bản đồng ý của Chi bộ về việc Đảng viên kết hôn với người nước ngoài.
Lưu ý: Những giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm:
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền ở nước ngoài cấp;
- Bản sao hộ chiếu của công dân nước ngoài;
- Lý lịch gia đình hoặc sổ hộ khẩu của công dân nước ngoài.
Quy định về trình tự thủ tục Đảng viên kết hôn với người nước ngoài năm 2022
Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Công dân phải nộp hồ sơ tại Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam cư trú.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, thì Phòng Tư pháp trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn.
Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.
Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Quy định Đảng viên kết hôn với người nước ngoài”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thủ tục đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh trực tuyến, đơn xin trích lục bản án ly hôn, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn không có quy định nào cấm Đảng viên không được kết hôn với người nước ngoài. Do đó, nếu đủ các điều kiện theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì Đảng viên được kết hôn với người nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý rằng, khi muốn kết hôn với người nước ngoài thì phải báo cáo với chi bộ, thường trực cấp ủy quản lý mình đặc biệt là khi muốn đi định cư nước ngoài hoặc thôi quốc tịch Việt Nam để theo quốc tịch của chồng/vợ là người nước ngoài.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, thì Phòng Tư pháp trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Xử lý kỷ luật bằng hình thức bằng hình thức khai trừ đối với Đảng viên vi phạm đã bị xử lý bằng hình thức khiển trách và hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ) gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau:
Cố tình kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà người đó không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà biết người đó có hoạt động phạm tội nghiêm trọng, có thái độ hoặc hoạt động chống Đảng, Nhà nước.
Kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không báo cáo bằng văn bản với chi bộ về lai lịch của người đó, hoặc đã báo cáo nhưng tổ chức đảng có thẩm quyền không đồng ý nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Cố tình che giấu tổ chức đảng; ép con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trái với quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.