Việc chưa thực hiện được tội phạm; hoặc hành vi phạm tội đã thực hiện chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm; có thể do nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội; hoặc do ý muốn của người phạm tội. Trường hợp đầu tiên được gọi là phạm tội chưa đạt và chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Trên thực tế, ngoài phạm tội chưa đạt, ta còn bắt gặp các hình thức phạm tội khác như tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Vậy, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là gì? Pháp luật nước ta có quy định gì về vấn đề này không?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm
Theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Hình sự năm 2015 ; sửa đổi, bổ sung năm 2017; thì
- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
- Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
- Xét về bản chất; hành vi này có nét tương đồng với phạm tội chưa đạt; được thể hiện ở điểm hậu quả mong muốn của người phạm tội không xảy ra.
- Tuy nhiên hậu quả không xảy ra là xuất phát từ ý chí từ bỏ thực hiện hành vi của người phạm tội; chứ không phải là do những nguyên nhân khách quan; và chủ quan như chế định phạm tội chưa đạt được quy định tại Bộ luật Hình sự.
Các dấu hiệu của trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Theo quy định trên; trường hợp này có nghĩa; người phạm tội tự dừng lại không thực hiện tiếp hành vi phạm tội để tội phạm hoàn thành. Theo đó, trường hợp này có các dấu hiệu sau
Thứ nhất, về thời điểm có thể xảy ra
- Việc không thực hiện tiếp chỉ có thể xảy ra khi còn là chuẩn bị phạm tội; hoặc phạm tội chưa đạt và thuộc trường hợp chưa đạt hoàn thành. Như vậy, không thực hiện tiếp hành vi phạm tội theo điều luật này không thể xảy ra khi hành vi phạm tội đã được thực hiện thuộc trường hợp tội phạm hoàn hành; hoặc trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành
- Trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi mong muốn nên cũng có nghĩa là chủ thể không còn thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, trong trường hợp này; không thể xảy ra việc không thực hiện tội phạm.
- Tại thời điểm chưa đạt đã hoàn thành; hậu qua thiệt hại của tội phạm tuy chưa xảy ra nhưng sẽ xảy ra mà không cần người phạm tội phải có hành vi gì tiếp nữa. Để tránh hậu quả thiệt hại này đòi hỏi chủ thể phải có hành động ngăn chặn.
- Trong thực tế có thể có trường hợp sau khi thực hiện các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả thiệt hại; người phạm tội đã tự nguyện có những hành động tích cực ngăn chặn không cho hậu quả xảy ra và do vậy hậu quả đã không xảy ra.
- Tội phạm đã hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội không thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm; nên hành vi phạm tội được thực hiện đã có đầy đủ đặc điểm; thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
- Do đó, trường hợp tội phạm đã hoàn thành dừng lại; không thực hiện tiếp tội phạm tại thời điểm này; không làm thay đổi tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội đã thực hiện.
Thứ hai, về tính chất của việc không thực hiện tiếp hành vi phạm tội
- Việc không thực hiện tiếp hành vi phạm tội phải là “tự mình” và “không có gì ngăn cản”. Hai dấu hiệu này có thể được gộp thành dấu hiệu tự nguyện.
- Để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đòi hỏi việc không thực hiện tiếp hành vi phạm tội; hoàn toàn do động lực bên trong chứ không phải do trở ngại khách quan chi phối. Khi dừng lại, người phạm tội vẫn tin rằng; không có gì ngăn cản và vẫn có thể thực hiện tiếp hành vi phạm tội của mình.
- Ngoài ra, việc không thực hiện tiếp hành vi phạm tội trong trường hợp này phải là sự thể hiện của việc từ bỏ hẳn ý định phạm tội; mà không phải là thủ đoạn “tạm dừng” để sau đó tiếp tục thực hiện tội phạm
- Trong thực tế, việc nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có thể do những động cơ khác thúc đẩy như hối hận; sợ bị phát hiện, sợ bị trừng trị,…Luật Hình sự không đòi hỏi người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải thực sự hối hận…..
Trách nhiệm hình sự trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
- Theo Luật Hình sự Việt Nam, pháp luật nước ta quy định hành vi này sẽ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm
- Trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội; người phạm tội về mặt chủ quan đã hoàn toàn tự nguyện từ bỏ hẳn ý định phạm tội của mình; không còn mong muốn thực hiện tội phạm đến cùng.
- Xét về mặt khách quan, hành vi đã thực hiện của người tự ý nửa chừng này chưa có tính chất nguy hiểm đầy đủ của tội phạm muốn thực hiện vì chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm.
- Trong sự thống nhất về mặt chủ quan và khách quan như vậy; hành vi đã thực hiện của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được coi là mất tính nguy hiểm của tội phạm muốn thực hiện.
- Việc quy định này đồng thời cũng là động lực thúc đẩy người đã thực hiện phạm tội dừng lại để được hưởng sự khoan hồng của Nhà nước. Như vậy, quy định của Điều 16 Bộ luật Hình sự được xem là biện pháp pháp lý nhằm hạn chế những thiệt hại có thể gây ra cho các quan hệ xã hội….
- Trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội; người phạm tội chỉ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ các dấu hiệu của tội phạm khác; thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.
- Ví dụ: Chủ thể của tội giết người trong khi đang thực hiện tội phạm; đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội; thì sẽ được miễn trách nhiệm hình sự về tội giết người; nhưng người đó phải chịu trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích; nếu hành vi đã thực hiện (trước khi dừng lại) thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm này.
Có thể bạn quan tâm
- Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm?
- Che giấu tội phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
- Sự kiện bất ngờ là gì? Được pháp luật quy định như thế nào?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định của pháp luật về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017; Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017; Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017; Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.