Thuế chống trợ cấp là gì? Điều kiện, nguyên tắc và thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp được quy định như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng thuế chống trợ cấp?… Đây là vấn đề được rất nhiều bạn đọc quan tâm tìm hiểu. Do đó, trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
Nội dung tư vấn
Thuế chống trợ cấp là gì?
Có thể hiểu trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước; hoặc một tổ chức công mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất; dưới một trong các hình thức như: Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay; Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng; Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá.
Căn cứ khoản 6 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016; quy định như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
6, Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Khi doanh nghiệp/tổ chức được cơ quan, tổ chức hỗ trợ sẽ giúp cho hàng hóa, sản phẩm của họ có nhiều ưu điểm cạnh tranh về giá, quy trình sản xuất, khả năng tiếp cận khách hàng; gây thiệt hại cho hàng hóa của các doanh nghiệp không được hưởng trợ cấp… Do đó, thuế chống trợ cấp được đặt ra nhằm phòng vệ chống lại hiện tượng hàng hóa nước ngoài nhập khẩu được trợ cấp gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu; qua đó giúp cân bằng lợi ích các bên.
Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016; quy định về điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp như sau:
+ Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;
+ Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Thời hạn và nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp là gì?
- Nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016; quy định như sau:
+ Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
+ Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến hành Điều tra và phải căn cứ vào kết luận Điều tra theo quy định của pháp luật;
+ Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam;
+ Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước.
- Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp
Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không quá 05 năm; kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn.
Ai có thẩm quyền áp dụng thuế chống trợ cấp?
Căn cứ Điều 15 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016; quy định về áp dụng thuế chống trợ cấp như sau:
Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống trợ cấp. Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống trợ cấp; được thực hiện theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; và pháp luật về chống trợ cấp.
Căn cứ mức thuế, số lượng; hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống trợ cấp; người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn thuế chống trợ cấp.
Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm; căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Có 03 biện pháp phòng vệ thương mại sau:
+ Biện pháp chống bán phá giá. (Phòng vệ chống lại hiện tượng hàng hóa nước ngoài nhập khẩu bán phá giá gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu)
+ Biện pháp chống trợ cấp. (Phòng vệ chống lại hiện tượng hàng hóa nước ngoài nhập khẩu được trợ cấp gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu)
+ Biện pháp tự vệ. (Phòng vệ chống lại hiện tượng hàng hóa nhập khẩu tăng đột biến gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu).
Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá:
+ Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý; nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
+ Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành Điều tra và phải căn cứ vào kết luận Điều tra theo quy định của pháp luật.
+ Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam.
+ Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước.