Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ thông qua mua bán là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế xã hội. Tùy vào mục đích, đối tượng và thời gian giao dịch, có thể lựa chọn những cách thức giao dịch khác nhau. Và một trong những cách thức đó chính là trung gian thương mại. Vậy trung gian thương mại là gì? Luật sư X xin tư vấn như sau:
Trung gian thương mại là gì?
Về cách thức giao dịch trực tiếp
Có rất nhiều phương thức giao dịch khác nhau. Phương thức giao dịch, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phổ biến nhất là giao dịch trực tiếp. Giao dịch trực tiếp là cách thức giao dịch mà người bán và người mua trực tiếp bàn bạc và thỏa thuận với nhau. Nội dung giao dịch bao gồm: Giá cả, đối tượng mua bán, cách thức thanh toán và các điều kiện giao dịch. Cách thức này có một số ưu điểm như:
- Các bên trực tiếp thương thảo hợp đồng nên ít xảy ra hiểu lầm, sai sót đáng tiếc, do đó nâng cao hiệu quả của đàm phán giao dịch;
- Thương nhân có điều kiện trực tiếp tiếp cận thị trường, do đó có thể nhanh chóng thích ứng với nhu cầu thị trường một cách tốt nhất;
- Thương nhân có thể trực tiếp phát triển mối quan hệ với bạn hàng một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, phương thức này cũng tồn tại những yếu điểm đối với các thương nhân vừa và nhỏ, các sản phẩm mới do việc thương lượng, thỏa thuận khó khăn và dễ bị ép giá. Cách thức này chỉ thực sự hiệu quả nếu có đội ngũ thực hiện giao dịch có kinh nghiệm và tốn nhiều chi phí.
Về cách thức giao dịch qua trung gian
Các thương nhân vừa và nhỏ hoặc lần đầu tiên tham gia thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế hoặc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ mới hoặc tại thị trường mới thì phương thức giao dịch trực tiếp chưa hẳn đã tốt, dễ gây rủi ro. Trong những trường hợp này, thương nhân có thể lựa chọn phương thức giao dịch qua trung gian.
Theo quy định của Luật Thương mại 2005, các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định. Như vậy, giao dịch qua trung gian trong hoạt động thương mại là phương thức giao dịch trong đó mọi việc thiết lập quan hệ giữa người mua và người bán hàng hoá (người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ) và việc xác định các điều kiện giao dịch phải thông qua một người trung gian.
Trong phương thức giao dịch qua trung gian sẽ xuất hiện một chủ thể thứ ba, người này đứng ở vị trí độc lập với hai bên còn lại trong quan hệ và là người thực hiện dịch vụ theo sự ủy quyền và vì lợi ích của người khác để hưởng thù lao. Phương thức giao dịch qua trung gian được thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực phân phối thương mại và đối với nhà sản xuất thì thông qua bên trung gian giúp họ tiếp cận với khách hàng, với người tiêu dùng một cách nhanh chóng hơn.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Khi nào phải đăng ký chương trình khuyến mại
- Dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Đặc điểm của trung gian thương mại
Thực hiện qua trung gian
Thứ nhất, hoạt động trung gian thương mại là loại hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại được thực hiện theo phương thức giao dịch qua trung gian. Bên trung gian được bên thuê dịch vụ trao quyền tham gia vào việc xác lập, thực hiện giao dịch thương mại với bên thứ ba vì lợi ích của bên thuê dịch vụ để hưởng thù lao.
Trong hoạt động trung gian thương mại, bên trung gian (bên đại diện, bên môi giới, bên nhận ủy thác, bên đại lý) có vai trò làm cầu nối giữa bên thuê dịch vụ và bên thứ ba. Bên trung gian thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại với bên thứ ba không vì lợi ích của bản thân mình mà vì lợi ích của bên thuê dịch vụ (bên ủy quyền). Tuy nhiên, bên trung gian (bên được ủy quyền) sẽ được hưởng thù lao khi hoàn thành nhiệm vụ bên ủy quyền giao phó.
Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, trong trường hợp thực hiện hoạt động đại lý thương mại, ủy thác mua bán hàng hoá hoặc môi giới thương mại, thương nhân trung gian sử dụng danh nghĩa của chính mình, còn khi thực hiện hoạt động đại diện cho thương nhân thì họ lại nhân danh bên ủy quyền để giao dịch với bên thứ ba. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định các nghĩa vụ phát sinh trong giao dịch đối với bên thứ ba sẽ thuộc về ai.
Bên trung gian là bên thứ ba độc lập
Thứ hai, bên trung gian phải là thương nhân; và có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba.
Để thực hiện các hoạt động trung gian thương mại, bên trung gian (bên đại diện, bên môi giới, bên nhận ủy thác, bên đại lý) phải là thương nhân. Đối với một số hoạt động trung gian thương mại như: ủy thác mua bán hàng hoá, ngoài điều kiện là thương nhân bên trung gian còn phải có điều kiện khác như phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được ủy thác.
Trong quan hệ với bên thuê dịch vụ (bên ủy quyền) và bên thứ ba, bên trung gian thực hiện các hoạt động thương mại với tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập và tự do. Bên trung gian là bên được ủy quyền cung ứng một dịch vụ thương mại cho bên ủy quyền chứ không phải là người làm công ăn lương. Điều này thể hiện qua việc bên trung gian cô trụ sở riêng, có tư cách pháp lý độc lập, tự định đoạt thời gian làm việc, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình.
Hoạt động trung gian tồn tại hai nhóm quan hệ
Thứ ba, hoạt động trung gian thương mại song song tồn tại hai nhóm quan hệ. Một là quan hệ giữa bên thuê dịch vụ và bên trung gian thực hiện dịch vụ; Hai là quan hệ giữa bên thuê dịch vụ, bên trung gian thực hiện dịch vụ với bên thứ ba. Các quan hệ này đều phát sinh trên cơ sở hợp đồng.
Xuất phát từ đặc trưng quan trọng nhất của hoạt động trung gian thương mại là loại hoạt động trong đó bên thuê dịch vụ sẽ trao cho bên trung gian quyền tham gia thiết lập, thực hiện các giao dịch thương mại. Do đó, để thực hiện hoạt động trung gian thương mại, trước tiên bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ của người trung gian và bên cung ứng dịch vụ trung gian phải thiết lập được quan hệ với nhau. Quan hệ giữa bên thuê dịch vụ và bên trung gian thực hiện dịch vụ đuợc thiết lập trên cơ sở tự do, thống nhất ý chí của các bên và hình thức của nó là hợp đồng.
Trong trường hợp bên trung gian thực hiện các hoạt động thương mại với bên thứ ba nhân danh bên thuê dịch vụ (trong phạm vi được ủy quyền) sẽ làm phát sinh quan hệ hợp đồng giữa bên thuê dịch vụ và bên thứ ba. Trong trường hợp bên trung gian nhân danh chính mình thực hiện các hoạt động thương mại với bên thứ ba thì quan hệ hợp đồng sẽ phát sinh giữa bên trung gian với bên thứ ba.
Các hình thức trung gian thương mại
Ở Việt Nam, hoạt động trung gian thương mại được xác định bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân; môi giới thương mại; ủy thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại.
Đại diện cho thương nhân.
Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.
Môi giới thương mại.
Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
Ủy thác mua bán hàng hóa.
Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.
Đại lý thương mại.
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
Câu hỏi thường gặp
Bên ủy thác có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân; nhưng bên nhận ủy thác bắt buộc phải là thương nhân. Bên nhận ủy thác sử dụng danh nghĩa của chính bên nhận ủy thác để mua hoặc bán hàng hóa thay cho bên ủy thác.
Bên nhận ủy thác không được quyền ủy thác lại cho bên thứ ba thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa nếu như không có sự chấp thuận bằng văn bản của bên ủy thác.
Câu trả lời là có. Cả hai bên đều phải là thương nhân. Trong quan hệ đại diện, người làm đại diện phải giao dịch với bên thứ ba trên danh nghĩa của bên giao đại diện và phải hành động theo sự hướng dẫn của bên giao đại diện.
Cả hai bên đều phải là thương nhân. Trong quan hệ thương mại này, bên đại lý sẽ nhân danh chính mình để giao dịch với khách hàng. Bên đại lý sẽ theo thỏa thuận, thực hiện bán hàng cho bên giao đại lý hoặc mua hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ giao đại lý cho khách hàng.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về trung gian thương mại. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102.