Xin chào Luật sư X. Em hiện đang là học sinh, bố mẹ có mua cho em một chiếc xe máy để thuận tiện trong việc đi lại học tập đến trường. Em thường hay đi học cùng bạn em, hiện nay có một bạn cùng lớp nữa cùng muốn đi cùng nhưng em không biết rằng theo quy định cho người trên xe máy tối đa mấy người? Đồng thời, em có thắc mắc rằng khi tham gia giao thông bằng xe máy thì sẽ cần đem theo những giấy tờ gì? Trong trường hợp không đủ các giấy tờ theo quy định thì sẽ bị xử phạt ra sao? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Người điều khiển phương tiện giao thông cần mang theo những giấy tờ gì khi đi ra ngoài?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo những giấy tờ sau:
– Giấy đăng ký xe;
– Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Quy định cho người trên xe máy tối đa mấy người?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Theo đó, người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người trừ những trường hợp như:
– Chở người bệnh đi cấp cứu.
– Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
– Trẻ em dưới 14 tuổi.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì xe gắn máy chỉ được chở tối đa một người ngồi sau và trong một số trường hợp đặc biệt thì mới được phép chở thêm nhiều hơn một người như trên.
Mức phạt tiền khi không mang Giấy đăng ký xe
Theo quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì:
– Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng;
– Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Mức phạt tiền khi không mang Giấy phép lái xe
Theo quy định tại điểm c khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì:
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm sau:
+ Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
+ Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.
– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).
Mức phạt khi không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
Mức phạt khi không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Theo quy định tại điểm a khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì:
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
Mức phạt đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang giấy tờ xe
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe máy chuyên dùng bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với các vi phạm sau:
– Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
– Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo Giấy đăng ký xe;
– Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định).
Vậy, tùy theo loại xe mà người điều khiển phương tiện sử dụng và loại giấy tờ người đó không mang theo mà mức xử phạt dành cho người điều khiển phương tiện giao thông có thể từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Phạt cảnh cáo vi phạm giao thông trong trường hợp nào?
- Hành vi cản trở giao thông đường sắt bị xử lý như thế nào?
- Quy trình khiếu nại quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật giao thông đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Quy định cho người trên xe máy tối đa mấy người?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về thủ tục xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại khoản 1 điều 60 của Luật giao thông đường bộ 2008, những người đủ 16 tuổi trở lên sẽ được điều khiển xe gắn máy hoặc các phương tiện tương tự có dung tích xi-lanh không vượt quá 50 cm3.
Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông..
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT đã giải thích rất rõ thế nào là xe máy, xe gắn máy. Cụ thể như sau:
Xe môtô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400 kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy 3 bánh. Khái niệm này không bao gồm xe gắn máy nêu tại Khoản 3.40 quy định tại Điều này.