Giáo viên là nghề cao quý, đóng vai trò rất lớn trong giáo dục con người. Trong những trường hợp cần thiết, hay để thực hiện các nhiệm vụ thì giáo viên có thể được đi biệt phái. Vậy biệt phái giáo viên là gì? Biệt phái giáo viên được quy định ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Quy định biệt phái giáo viên” qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Biệt phái viên chức là gì?
Viên chức: Căn cứ theo điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về khái niệm viên chức: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”
Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
(Khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức 2010)
Khái quát về vấn đề Biệt phái viên chức
Căn cứ theo quy định của pháp luật viên chức làm việc theo vị trí việc làm của mình tại đơn vị sự nghiệp công lập, trong quá trình làm việc người sử dụng lao động nhận thấy vì công việc cần phải có sự thay đổi nhân sự đột xuất, cấp bách hoặc để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định, đơn vị sự nghiệp công lập có quyền biệt phái viên chức đi làm việc tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức khác trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo quy định của pháp luật tại khoản 1 Điều 36, Luật viên chức 2010 có quy định biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
Về đối tượng được cử đi làm việc ở đơn vị khác là viên chức, họ là là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó chủ thể mà có thẩm quyền biệt phái viên chức sang làm việc tại cơ quan tổ chức khác là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc có thể là cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo quy định của pháp luật điều kiện thực hiện việc biệt phái đối với viên chức được biệt phái là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Việc viên chức được cử đi làm việc tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức khác theo yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên yêu cầu nhiệm vụ ở đây phải đáp ứng yêu cầu đã được quy định tại khoản 1, Điều 27, Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên chức. Tóm lại viên chức được biệt phái trong hai trường hợp
+ Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách.
+ Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
Trình tự thủ tục biệt phái viên chức
– Về thời gian, viên chức biệt phái có thời gian cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có thời gian biệt phái là không quá 03 năm. Pháp luật quy định khoảng thời gian biệt phái là 3 năm là khoảng thời gian hợp lí để đảm bảo cho viên chức hòa nhập và hoàn thành công việc tại cơ quan, đơn vị, tổ chức mà mình được cử đi làm việc. Tuy nhiên trường hợp một số ngành, lĩnh vực đặc thù yêu cầu phải có thời hạn biệt phái dài hơn thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.
– Về phân công nhiệm vụ, việc làm và quản lý đối với đối tượng được biệt phái. Đối với viên chức được cử biệt phái thì trong quá trình biệt phái này chịu sự quản lí của cơ quan, đơn vị cử biệt phái và cơ quan, đơn vị tiếp nhận.
+ Đối với cơ quan, đơn vị tiếp nhận khi tiếp nhận, khi viên chức trong thời gian biệt phái thì chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi tiếp nhận. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận viên chức biệt phái có trách nhiệm phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác đối với viên chức đó.
+ Đối với cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái tiếp tục quản lý, theo dõi trong thời gian viên chức được cử đi biệt phái. Có nghĩa là kể cả trong khoảng thời gian biệt phái, viên chức không còn làm việc tiếp tại cơ quan, đơn vị sự nghiệp công cập cử đi nhưng vẫn phải chịu sự quản lý, theo dõi của cơ quan, đơn vị này.
Quy định biệt phái giáo viên
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
– Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
– Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
Cần lưu ý, căn cứ theo Khoản 7 Điều 36 Luật Viên chức 2010 thì không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Thời hạn biệt phái viên chức giáo viên
Không quá 03 năm. Trường hợp một số ngành, lĩnh vực đặc thù yêu cầu phải có thời hạn biệt phái dài hơn thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Nội dung này được căn cứ theo Khoản 2 Điều 26 Nghị định 29/2012/NĐ-CP.
Chế độ chính sách đối với viên chức giáo viên biệt phái
Theo quy định Khoản 5 Điều 26 Nghị định 29/2012/NĐ-CP có nêu: “Viên chức được cử đi biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6, Điều 36 Luật Viên chức 2010”. Cụ thể:
– Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
– Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
– Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
Hiện tại, giáo viên hết thời hạn biệt phái tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà chưa được luân chuyển về đơn vị cũ thì vẫn được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Điều 8 Nghị định 61/2006/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 19/2013/NĐ-CP; tuy nhiên quy định này đã bị bãi bỏ bởi Khoản 3 Điều 16 Nghị định 76/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2019.
Theo Điều 4 Nghị định 76/2019/NĐ-CP có quy định về Phụ cấp thu hút như sau:
Điều 4. Phụ cấp thu hút
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).
Xử lý kỷ luật đối với viên chức biệt phái
Khoản 3 Điều 14 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định “Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xem xét xử lý kỷ luật, đề nghị hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ xử lý kỷ luật về đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái để ra quyết định kỷ luật theo thẩm quyền”.
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 10 và Khoản 2 Điều 11 Nghị định 27/2012/NĐ-CP, trường hợp viên chức không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc mà không có lý do chính đáng thì có thể bị xử lý kỷ luật theo một trong hai hình thức là khiển trách và cảnh cáo.
Như vậy, thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức là giáo viên biệt phái sẽ do đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái ra quyết định kỷ luật.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng giáo viên
- Giáo viên có được thành lập doanh nghiệp không?
- Điều kiện xét tuyển đặc cách giáo viên
- Cách tính thâm niên của giáo viên
- Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh của giáo viên
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quy định biệt phái giáo viên”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, lệ phí đăng ký lại khai sinh, đổi lại tên trong giấy khai sinh, xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM, đơn xác nhận độc thân mới nhất, …. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 Luật Viên chức thì viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức thì biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Quyền, nghĩa vụ của viên chức biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Theo quy định tại Khoản 7 Điều 36 Luật Viên chức 2010 thì người người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập không được thực hiện (hoặc quyết định) biệt phái viên chức thuộc một trong các trường hợp sau:
– Viên chức nữ đang mang thai.
– Viên chức nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.