Trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực chứng khoán. Song, việc đầu tư vào chứng khoán vẫn tồn tại nhiều rủi ro, nhưng nếu đầu tư đúng đắn thì chứng khoán có thể đem lại nguồn lợi nhuận to lớn so với các hình thức đầu tư khác. Nhà đầu tư có thể tự mình tham gia giao dịch chứng khoán hoặc lưu ký cho tổ chức khác thực hiện các quyền của mình. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, Quy chế lưu ký chứng khoán, VSD được quy định như thế nào? Quy chế thành viên lưu ký chứng khoán VSD ra sao? Khi nào đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
VSD là gì?
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (sau đây viết tắt là VSD), thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp, tổ chức phát hành, ngân hàng thanh toán và các khách hàng đăng ký, lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán.
Lưu ký chứng khoán là gì?
Theo quy định tại Khoản 24 Điều 6 Luật chứng khoán 2019 thì “Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán”,. Các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán như: quyền bỏ phiếu; quyền nhận lãi, vốn gốc trái phiếu; quyền nhận cổ phiếu thưởng, cổ tức bằng cổ phiếu, cổ tức bằng tiền; quyền mua cổ phiếu phát hành thêm; quyền chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi…
Chứng khoán đã được lưu ký sẽ được ghi nhận vào tài khoản lưu ký chứng khoán đứng tên nhà đầu tư. Khi chứng khoán được giao dịch, tài khoản của nhà đầu tư sẽ được ghi tăng hoặc giảm mà không cần phải trao tay tờ chứng chỉ chứng khoán.
Quy chế lưu ký chứng khoán VSD
Điều kiện hoạt động lưu ký chứng khoán
Theo Điều 57 Luật Chứng khoán 2019 thì điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán như sau:
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, trong đó có hoạt động lưu ký chứng khoán;
- Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về ngân hàng, hoạt động kinh doanh có lãi trong năm gần nhất;
- Có địa điểm, trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán.
- Công ty chứng khoán được đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
Nguyên tắc lưu ký chứng khoán
Điều 13 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định về nguyên tắc lưu ký chứng khóa. Theo đó:
- Việc lưu ký chứng khoán của khách hàng tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc: khách hàng lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký và thành viên lưu ký tái lưu ký chứng khoán của khách hàng tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Thành viên lưu ký nhận lưu ký các chứng khoán của khách hàng với tư cách là người được khách hàng ủy quyền thực hiện các nghiệp vụ lưu ký chứng khoán. Để lưu ký chứng khoán, khách hàng phải ký hợp đồng mở tài khoản lưu ký chứng khoán với thành viên lưu ký.
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam nhận lưu ký chứng khoán từ các thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp. Để lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán đứng tên thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Hiệu lực lưu ký chứng khoán
- Việc lưu ký chứng khoán có hiệu lực kể từ thời điểm Trung tâm Lưu ký chứng khoán thực hiện hạch toán trên tài khoản lưu ký chứng khoán liên quan của thành viên mở tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán.
- Việc hạch toán, chuyển khoản chứng khoán bằng bút toán ghi sổ giữa các tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên hoặc khách hàng lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán có hiệu lực pháp lý như đối với chuyển giao chứng khoán vật chất và được pháp luật thừa nhận.
- Chứng khoán chưa được giao dịch bán khi chưa được Trung tâm Lưu ký chứng khoán hạch toán vào tài khoản chứng khoán giao dịch của thành viên.
Quy chế thành viên lưu ký chứng khoán VSD
Quy chế đăng ký thành viên lưu ký chứng khoán
Theo Điều 2 Quyết định 110/QĐ-VSD 2022, Quy chế đăng ký thành viên lưu ký chứng khoán như sau:
Điều 2. Đăng ký thành viên lưu ký
- Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký trở thành thành viên lưu ký thực hiện theo quy định tại Điều 158 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (sau đây gọi tắt là Nghị định 155/2020/NĐ-CP); Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành viên lưu ký sau hợp nhất, sáp nhập thực hiện theo quy định tại Điều 160 Nghị định 155/2020/NĐ-CP. Trong đó:
a. Bản thuyết minh đáp ứng yêu cầu về quy trình nghiệp vụ theo Mẫu 01/LK-TV ban hành kèm theo Quy chế này.
b. Bản thuyết minh đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin theo Mẫu 02/LK-TV ban hành kèm theo Quy chế này.
- Sau khi được VSD cấp Giấy chứng nhận thành viên lưu ký (Mẫu 03/LK-TV của Quy chế này), thành viên lưu ký thực hiện đăng ký người đại diện có thẩm quyền ký chứng từ hoạt động lưu ký chứng khoán, thực hiện quyền với VSD (Mẫu 04/LK-TV của Quy chế này). Trường hợp có sự thay đổi, bổ sung người đại diện có thẩm quyền ký chứng từ hoạt động lưu ký chứng khoán, thực hiện quyền, thành viên lưu ký thông báo cho VSD (Mẫu 04/LK-TV của Quy chế này).
- Trong trường hợp có thay đổi thông tin về tên, địa chỉ nơi đặt trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ, thành viên lưu ký thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 161 Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
Quyền và nghĩa vụ của thành viên lưu ký
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của thành viên lưu ký
- Thành viên lưu ký có các quyền sau:
a. Mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại VSD cho chính mình và cho khách hàng của mình để quản lý chứng khoán lưu ký;
b. Nhận các dịch vụ từ VSD đối với chứng khoán đã đăng ký tại VSD và cung cấp các dịch vụ theo quy định pháp luật cho khách hàng;
c. Nhận các thông tin về tình hình tài khoản lưu ký chứng khoán từ VSD;
d. Kết nối với hệ thống nghiệp vụ của VSD theo quy định của VSD;
đ. Thu giá dịch vụ theo quy định;
e. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Thành viên lưu ký có các nghĩa vụ sau:
a. Tuân thủ các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 56 Luật Chứng khoán, các quy chế nghiệp vụ và quy định liên quan khác do VSD ban hành;
b. Cung cấp cho VSD thông tin hoặc tài liệu cần thiết kịp thời và chính xác để thực hiện các nghiệp vụ, dịch vụ theo quy định hoặc khi VSD có yêu cầu bằng văn bản phù hợp với quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin cung cấp cho VSD;
c. Chịu trách nhiệm về các thiệt hại gây ra cho VSD, thành viên khác và nhà đầu tư, trừ trường hợp bất khả kháng;
d. Nộp giá dịch vụ theo quy định;
đ. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Khi nào đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký?
Theo Điều 2 Quyết định 110/QĐ-VSD 2022, các trường hợp đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký gồm:
Điều 10. Đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký
- VSD ra quyết định đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký trong trường hợp sau:
a. Có 03 tháng liên tiếp bị VSD ra quyết định khiển trách do sửa lỗi giao dịch;
b. Có 02 lần trong thời hạn 02 tháng liên tiếp bị VSD ra quyết định khiển trách do tạm thời mất khả năng thanh toán tiền;
c. Có 02 lần trong thời hạn 03 tháng liên tiếp bị lùi thời hạn thanh toán do thiếu tiền thanh toán;
d. Có 02 tháng liên tiếp bị VSD ra quyết định khiển trách do không xác nhận tiền thanh toán giao dịch chứng khoán;
đ. Có từ 03 lần trở lên trong 01 tháng hoặc trong vòng 02 tháng liên tiếp bị VSD ra quyết định khiển trách do không gửi báo cáo kết quả phân bổ tiền, chứng khoán cho VSD;
e. Có 02 tháng liên tiếp bị VSD ra quyết định khiển trách do gửi báo cáo kết quả phân bổ tiền, chứng khoán cho VSD chậm hơn thời hạn quy định tại Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán của VSD;
g. Không thực hiện phân bổ tiền, chứng khoán cho nhà đầu tư theo quy định tại Quy chế bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán;
h. Có 02 tháng liên tiếp bị VSD ra quyết định khiển trách do không cập nhật thông tin nhà đầu tư vào hệ thống VSD trong thời gian quy định tại Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán của VSD;
i. Có giao dịch bị loại bỏ không thanh toán trừ trường hợp quy định tại khoản 16 Điều 9 Quy chế này.
k. Có 02 tháng liên tiếp bị VSD ra quyết định khiển trách do không xác nhận hoặc xác nhận đủ tiền thanh toán giao dịch chứng khoán nhưng đến thời điểm chốt số dư vẫn bị mất khả năng thanh toán tiền dẫn đến phải áp dụng cơ chế hỗ trợ tiền thanh toán giao dịch chứng khoán.
l. Có từ 03 lần trở lên trong 01 tháng hoặc trong vòng 02 tháng liên tiếp bị VSD ra quyết định khiển trách do bị loại bỏ không thanh toán giao dịch chứng khoán.
m. Không hoàn trả đủ tiền vay sử dụng Quỹ hỗ trợ thanh toán sau 20 ngày kể từ ngày sử dụng Quỹ;
n. Không nộp đủ tiền đóng góp Quỹ hỗ trợ thanh toán sau 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp theo thông báo của VSD;
o. Cung cấp, xác nhận không đúng thông tin sở hữu chứng khoán của nhà đầu tư để thực hiện các giao dịch liên quan đến chứng khoán sở hữu của nhà đầu tư gây thiệt hại cho nhà đầu tư hoặc các tổ chức liên quan;
p. Thường xuyên vi phạm Quy chế hoạt động nghiệp vụ của VSD, để xảy ra thiếu sót gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng;
q. Không nộp đủ tiền giá dịch vụ quản lý thành viên lưu ký cho VSD sau 30 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp theo thông báo của VSD;
r. Không nộp đủ tiền giá dịch vụ định kỳ hàng tháng theo quy định pháp luật cho VSD sau 60 ngày kể từ ngày hết hạn nộp theo thông báo của VSD.
- Thời gian đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký và kéo dài thời gian đình chỉ (nếu có) được quy định cụ thể trong quyết định đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán của VSD nhưng tối đa là 90 ngày kể từ ngày VSD ra quyết định đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán.
- Việc đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm đình chỉ nhận ký gửi chứng khoán, phong tỏa chứng khoán và chuyển khoản chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của thành viên lưu ký, trừ trường hợp phong tỏa chứng khoán theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chuyển khoản do chuyển quyền sở hữu không qua hệ thống giao dịch, chuyển khoản tất toán tài khoản và chuyển khoản thanh toán giao dịch.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật tiền tệ đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy chế lưu ký chứng khoán VSD” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về đổi tên đệm trong giấy khai sinh gốc. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán được quy định tại Điều 59 Luật Chứng khoán 2019 như sau:
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán thì công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện:
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, trong đó có hoạt động lưu ký chứng khoán;
+ Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về ngân hàng, hoạt động kinh doanh có lãi trong năm gần nhất;
+ Có địa điểm, trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán.
Theo Điều 58 Luật Chứng khoán 2019 quy định về hồ sơ đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán bao gồm:
– Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
+ Giấy đề nghị đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán;
+ Giấy phép thành lập và hoạt động;
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm thực hiện hoạt động lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán;
+ Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về ngân hàng;
+ Báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán.
– Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán cho công ty chứng khoán:
+ Giấy đề nghị đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán;
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm thực hiện hoạt động lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán.