Có thể thấy rằng, trong thực tế, những hành vi quấy rối người khác qua điện thoại, cụ thể như quấy rối bằng tin nhắn điện thoại; hành vi quấy rối tình dục; hành vi quấy rối trật tự công cộng xảy ra ngày càng nhiều, xuất phát từ sự suy thoái đạo đức của một bộ phận không nhỏ và vì mặt trái của nền kinh tế thị trường. Vậy những hành vi này bị xử phạt như thế nào, luật hình sự về quấy rối quy định ra sao? Quấy rối người khác phạm tội gì? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định 174/2013/NĐ – CP
Quấy rối người khác phạm tội gì?
Phụ thuộc vào tính chất và mức độ hành vi quấy rối mà người có hành vi quấy rối có thể phải phạm những tội trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017).
Nếu hành vi quấy rối này vi phạm nghiêm trọng nhân phẩm và danh dự của người khác theo Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017, sẽ bị cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc cải cách không giam giữ tới 3 năm. Trường hợp cấu thành tội phạm tăng nặng thì có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm hoặc khung hình phạt nặng hơn, tùy thuộc vào tính chất, mức độ hành vi.
Trường hợp 2: Tội vu khống 156 Bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017).
Trong trường hơp hành vi quấy rối này đủ yếu tố cấu thành tội vu khống được quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017, cụ thể đó là hành vi bịa đặt hoặc an truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người khác thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
Trường hợp ba: Tội hiếp dâm, những tội khác từ Điều 141 đến Điều 146 Bộ Luật hình sự năm 2015
Đối với các hành vi quấy rối tình dục, tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hậu quả, các hành vi có thể cấu thành tội hiếp dâm, hiếp dâm hoặc cưỡng dâm đối với những người dưới 16 tuổi, có quan hệ tình dục hoặc thực hiện hành vi giao cấu khác với những người trong độ tuổi 13 và dưới 16
Trường hợp bốn: Tội gây rối trật tự công cộng (Theo điều 318 Bộ luật hình sự)
Hành vi quấy rối trật tự công cộng có thể bị trừng phạt vì gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 của Bộ luật Hình sự. Những người có hành vi gây rối trật tự công cộng ảnh hưởng xấu đến an ninh và trật tự đã bị xử phạt hành chính đối với hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này và chưa bị xóa sổ hồ sơ tội phạm. Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Tội quấy rối người khác qua điện thoại hình phạt như thế nào?
Khi thực hiện hành vi quấy rối người khác qua điện thoại, cụ thể như việc quấy rối bằng tin nhắn, hay cuộc gọi, tội quấy rối tinh thần qua điện thoại thì người thực hiện hành vi quấy rối này có thể bị xử phạt theo Nghị định số 174/2013/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Cụ thể, theo đó, tại điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định này quy định đối với hành vi cung cấp, hành vi trao đổi, hay truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin kỹ thuật số cho mục đích đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống hoặc làm tổn hại danh tiếng của một tổ chức, danh dự và nhân phẩm của người khác, người thực hiện hành vi này có thể bị phạt từ 10 triệu đến 20 triệu.
Tội quấy rối tình dục hình phạt như thế nào?
Người thực hiện hành vi quấy rối tình dục sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 167/2013/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội; Phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng ngừa và kiểm soát bạo lực gia đình. Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định quy định những người có cử, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Ở đây, cử chỉ thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có thể bao gồm cả tội quấy rối tình dục.
Ngoài việc xử phạt hành chính như quy định cụ thể nêu trên, người thực hiện hành vi quấy rối tình dục cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội phạm khác quy định trong bộ luật hình sự.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
- Đơn xin giải thể hợp tác xã mới năm 2022
- Bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật có bị kháng cáo không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quấy rối người khác phạm tội gì?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, mẫu đơn xin xác nhận độc thân, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Quấy rối là dạng hành vi gây khó chịu, mà đối với một người quan sát biết suy xét, dường như nó mang mục đích gây ảnh hưởng bất lợi đối với một người hoặc nhóm người, thường [nhưng không luôn luôn] nhằm đe dọa, gây phiền toái.
Pháp luật chưa có quy định cụ thể nào về trường hợp bị quấy rối trong thang máy, đây là quấy rối bằng hành vi. Ngoài ra nếu bị quấy rối người bị hại có thể bị phạt như sau. Cụ thể theo điểm a, khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013 quy định: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng đối với hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”.
Hành vi quấy rối nơi công cộng có thể xảy ra dưới nhiều hình thức. Bao gồm:
Đưa ra những nhận xét thô lỗ hoặc xúc phạm;
Sử dụng những lời nói xấu để xúc phạm về chủng tộc, giới tính, đồng tính luyến ái đối với một người nào đó;
Có hành vi tình dục không mong muốn;
Cố tình nói chuyện, làm phiền người khác khi họ không muốn;
Tùy tiện khai thác, tìm hiểu và lấy thông tin cá nhân của ai đó;
Theo dõi ai đó;
Chặn đường đi của ai đó;
Can thiệp thậm chí xâm phạm không gian riêng tư của ai đó;
Đụng chạm, véo, nắm, sờ, ấn một bộ phận cơ thể của ai đó khi không được sự đồng ý hay cho phép;
Chạm vào ai đó mà không có sự đồng ý của họ;
Chụp ảnh ai đó mà không có sự đồng ý của họ;
Thủ dâm nơi công cộng;
Trêu chọc, rủ rê hay gạ gẫm ai đó bằng những tiếng ồn khêu gợi;
Xem tài liệu khiêu dâm nơi công cộng hoặc cho ai đó xem phim khiêu dâm mà không có sự đồng ý của họ.