Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc quản lý nhà nước về hộ tịch hộ khẩu giờ ra sao?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Nhờ có sự giúp đỡ của khoa học và công nghệ mà ngày nay các vấn đề về quản lý hành chính công trở nên tinh gọn và dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhất là trong vấn đề quản lý hành chính công về hộ tịch và hộ khẩu, nhờ có sự can thiệp của internet mà việc quản lý và cập nhật tình hình dân cư, thông tin dân số được cập nhật hằng ngày một cách nhanh chóng, và có độ chính xác cao. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì quản lý nhà nước về hộ tịch, hộ khu giờ ra sao?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc quản lý nhà nước về hộ tịch, hộ khẩu giờ ra sao?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 6 Luật Hộ tịch 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân như sau:
– Công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam có quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.
Quy định này cũng được áp dụng đối với công dân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
– Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc ủy quyền.
– Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua người đại diện theo pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong vấn đề đăng ký hộ khẩu tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 8 Luật Cư trú 2020 quy định về quyền của công dân về cư trú như sau:
– Lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
– Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu.
– Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu.
– Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu.
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú.
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 9 Luật Cư trú 2020 quy định về nghĩa vụ của công dân về cư trú như sau:
– Thực hiện việc đăng ký cư trú theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, giấy tờ, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, giấy tờ, tài liệu đã cung cấp.
– Nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Thẩm quyền ghi nhận việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 7 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký hộ tịch như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:
- Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 3 của Luật Hộ tịch 2014 cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
- Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
- Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 3 của Luật Hộ tịch 2014;
- Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014:
- Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Hộ tịch 2014 có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;
- Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này.
– Cơ quan đại diện đăng ký các việc hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật Hộ tịch 2014 cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.
– Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ, con, khai tử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014.
Thẩm quyền ghi nhận việc đăng ký hộ khẩu tại Việt Nam
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 22 Luật Cư trú 2020:
– Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong đó: Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Ví dụ: A ở Quận 3 thành phố Hồ Chí Minh do Quận 3 nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nên anh A sẽ phải thực hiện đăng ký thường trú tại công an Quận 3. Thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Quản lý nhà nước về hộ tịch, hộ khẩu giờ ra sao?
Về vấn đề quản lý hộ tịch:
Theo quy định tại Điều 2 Luật Hộ tịch 2014 thì hộ tịch được hiểu như sau:
– Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật Hộ tịch 2014, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.
– Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
Các thủ tục có xem là đăng ký hộ tịch như: Đăng ký khai sinh; đăng ký khai tử; đăng ký giám hộ; đăng ký kết hôn; đăng ký nhận cha mẹ con; đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc; ghi vào sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân việt nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Luật Hộ tịch 2014 quy định về phương thức yêu cầu và tiếp nhận yêu cầu đăng ký hộ tịch như sau:
– Khi yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.
– Khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch, cá nhân xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh nhân thân.
Như vậy thông qua các quy định trên ta biết được khi một cá nhân được sinh ra đời, người thân của họ phải có nghĩa vụ đăng ký hộ tịch cho họ để có thể xác lập sự bảo hộ của Nhà nước về quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân tại Việt Nam. Do sự hiện đại của khoa học kỹ thuật cho nên người dân có thể đăng ký hộ tịch thông qua 03 cách, bên cạnh cách đăng ký truyền thống là đăng ký trực tiếp, gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì ngày nay người dân Việt Nam còn có thể đăng ký hộ tịch thông qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến (website https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html); và việc quản lý hộ tịch tại Việt Nam ngày nay cũng được thực hiện trực tuyến thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Thứ hai về vấn đề hộ khẩu: Hộ khẩu là thuật ngữ mà người dân Việt Nam dùng để gọi là hình thức đăng ký thường trú. Để có thể đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 20 Luật cư trú năm 2020 bạn cần phải đáp ứng điều kiện về đăng ký thường trú tại Việt Nam. Và việc đăng ký này sẽ được ghi nhận trong một loại sổ mang tên là sổ hộ khẩu.
Theo quy định mới nhất của Điều 38 Luật cư trú 2020, Luật Căn cước công dân 2014, kể từ ngày 31/12/2022, Sổ hộ khẩu đã được cấp sẽ không còn được sử dụng và cũng như sổ hộ khẩu sẽ không còn có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú. Mà thay vào đó tất cả các thông tin trên sổ hộ khẩu sẽ được tích hợp vào trong thẻ căn cước công dân. Mặc dù đến ngày 31/12/2022, Sổ hộ khẩu mới chính thức hết hiệu lực, tuy nhiên tại thời điểm này khi bạn đi đăng ký thường trú thì thông tin của bạn sẽ không được ghi nhận trong sổ hộ khẩu mà sẽ được cập nhận trên hệ thống Cơ sở dữ liệu về cư trú để tiến hành quản lý về hộ khẩu.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quản lý nhà nước về hộ tịch, hộ khẩu giờ ra sao?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; tạm ngưng công ty; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Giấy phép sàn thương mại điện tử hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Hồ sơ đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình, bao gồm:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.
Lưu ý:
– Trường hợp người đăng ký thường trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
– Trường hợp người đăng ký thường trú là người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn quốc tịch Việt Nam thì trong hồ sơ đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng; trường hợp không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng thì phải có giấy tờ, tài liệu khác chứng minh có quốc tịch Việt Nam và văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh của Bộ Công an.
– Địa điểm không được đăng ký thường trú mới bao gồm:
+ Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
+ Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
+ Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
+ Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
+ Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:
a) Khai sinh;
b) Kết hôn;
c) Giám hộ;
d) Nhận cha, mẹ, con;
đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
e) Khai tử.
– Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Thay đổi quốc tịch;
b) Xác định cha, mẹ, con;
c) Xác định lại giới tính;
d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
e) Công nhận giám hộ;
g) Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
– Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
– Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.