Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về quan hệ pháp luật tố tụng hình sự được quy định như thế nào?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể quy định về công tác tố tụng trong giải quyết vụ án hình sự cũng như quy định nhiệm vụ quyền hạn của các chủ thể tham gia tố tụng hình sự; Bộ luật tố tụng hình sự tại Việt Nam đã ra đời. Vậy câu hỏi đặt ra thì so với các bộ luật khác như Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng dân sự tại Việt Nam thì quan hệ pháp luật tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc quy định về quan hệ pháp luật tố tụng hình sự được quy định như thế nào?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sđ bs 2021
Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sđ bs 2021 quy định về cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
– Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:
- Cơ quan điều tra;
- Viện kiểm sát;
- Tòa án.
– Người tiến hành tố tụng gồm:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.
Cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sđ bs 2021 quy định về cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:
- Các cơ quan của Bộ đội biên phòng;
- Các cơ quan của Hải quan;
- Các cơ quan của Kiểm lâm;
- Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển;
- Các cơ quan của Kiểm ngư;
- Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Các cơ quan cụ thể được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại khoản này được quy định tại Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
– Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:
- Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đồn trưởng, Phó Đồn trưởng Đồn biên phòng; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng;
- Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Hải quan gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu;
- Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm;
- Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát biển gồm Tư lệnh, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển; Tư lệnh vùng, Phó Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn trưởng, Phó Hải đoàn trưởng; Hải đội trưởng, Phó Hải đội trưởng; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển;
- Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm ngư gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
- Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Công an nhân dân gồm Giám đốc, Phó giám đốc Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân, Giám thị, Phó Giám thị Trại giam theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự;
- Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân gồm Giám thị, Phó Giám thị Trại giam; Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương.
- Cán bộ điều tra thuộc các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Khái niệm quan hệ pháp luật tố tụng hình sự
Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh; thay đổi; hay chấm dứt trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh.
Những quan hệ xã hội khi được các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh sẽ trở thành những quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có các bộ phận cấu thành gồm chủ thể; khách thể; nội dung và những đặc điểm đặc thù.
Thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự
– Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự:
Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là những cơ quan; tổ chức; cá nhân có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có quyền và nghĩa vụ pháp luật theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Như vậy chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là:
*Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng là những cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm 2 nhóm: Cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Trong đó cơ quan tiến hành tố tụng gồm: Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát và Tòa án; Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm cơ gồm: Các cơ quan của Bộ đội Biên phòng; Hải quan; Kiểm lâm; Cảnh sát biển; Kiểm ngư; các cơ quan khác trong Công an nhân dân; Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
*Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm 2 nhóm tương ứng với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng:
- Nhóm thứ nhất là người tiến hành tố tụng gồm thủ trưởng; phó thủ trưởng cơ quan điều tra; điều tra viên; cán bộ điều tra; Viện trưởng; phó Viện trưởng Viện kiểm sát; kiểm sát viên; kiểm tra viên; Chánh án; Phó chánh án tòa án; thẩm phán; hội thẩm; thư ký tòa án; thẩm tra viên.
- Nhóm thứ hai là người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm 1 số chức danh nhất định trong các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
*Người tham gia tố tụng là người là những người tham gia vụ án hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc để bảo vệ lợi ích của người khác góp phần bảo vệ công lý hoặc tham gia theo nghĩa vụ pháp lý. Người tham gia tố tụng có thể phân làm 3 nhóm:
- Nhóm thứ nhất là những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích trong vụ án gồm: Người bị tố giác; người bị kiến nghị khởi tố; người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; người bị buộc tội (người bị bắt; người bị tạm giữ; bị can; bị cáo); bị hại đương sự (nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội người đại diện khác.
- Nhóm thứ hai là những người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể khác; đồng thời góp phần bảo vệ công lý gồm: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác; bị kiến nghị khởi tố; người bào chữa; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại; đương sự;
- Nhóm thứ ba là những người tham gia tố tụng theo pháp theo nghĩa vụ pháp lý gồm: Người làm chứng; người chứng kiến; người giám định người định giá tài sản; người phiên dịch; người dịch thuật.
– Khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự:
Khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là những lợi ích nhất định mà các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự mong muốn đạt được nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
Tham gia vào quá trình tố tụng hình sự các chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự thực hiện hoặc hướng tới thực hiện những hành vi nhất định để đạt được mục đích của mình những hành vi của các chủ thể đó phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; có nghĩa là các hành vi đó luôn được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự.
– Nội dung của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự:
Nội dung của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là những quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự.
Luật tố tụng hình hình sự quy định cho các chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự những quyền nghĩa vụ nhất định và các quyền; nghĩa vụ này phù hợp với mỗi loại chủ thể. Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự các chủ thể đó có thể sử dụng những quyền của mình hoặc không sử dụng các quyền đó và thực hiện những nghĩa vụ pháp lý đã được pháp luật quy định cho họ.
Đặc điểm của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự
Nghiên cứu về quan hệ pháp luật tố tụng hình sự chúng ta có thể thấy quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự mang tính quyền lực nhà nước: Tính chất quyền lực nhà nước của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự xuất phát từ những cơ sở như: Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự được phát sinh Khi cơ quan nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội; các quyết định tố tụng được đưa ra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan người có thẩm quyền tiến hành tố tụng mang tính bắt buộc đối với những người tham gia tố tụng thông qua quan hệ pháp luật tố tụng hình sự; Nhà nước áp đặt ý chí của mình trong việc bảo vệ an ninh và trật tự xã hội.
Thứ hai là quan hệ pháp luật tố tụng hình sự liên quan mật thiết đến quan hệ pháp luật hình sự: Khi một người thực hiện hành vi nguy hiểm đối với xã hội và hành vi đó được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì xuất hiện trách nhiệm hình sự của người đó trước nhà nước, nghĩa là khi đó đã xuất hiện quan hệ pháp luật hình sự. Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự chỉ xuất hiện khi cơ quan có thẩm quyền bắt đầu tham gia giải quyết vụ án hình sự.
Như vậy quan hệ pháp luật tố tụng hình sự bao giờ cũng xuất hiện sau và trên cơ sở quan hệ pháp luật hình sự. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều khi quan hệ pháp luật hình sự đã xuất hiện những quan hệ pháp luật tố tụng hình sự không thể xuất hiện đó là những trường hợp tội phạm không bị phát hiện do xóa dấu vết hoặc tội phạm được che giấu một cách tinh vi tội phạm ẩn. Ngoài ra khi quan hệ pháp luật tố tụng hình sự được thực hiện thì mới đảm bảo quan hệ pháp luật hình sự được thực hiện trên thực tế đồng thời chính nhiều quan hệ pháp luật tố tụng hình sự hiện hữu mà những khách thể của pháp luật hình sự mới được tôn trọng và bảo vệ.
Thứ ba là quan hệ pháp luật tố tụng hình sự liên quan hệ hữu cơ với các hoạt động tố tụng: Các hoạt động tố tụng hình sự làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự và ngược lại quan hệ pháp luật tố tụng hình sự làm phát sinh những hoạt động tố tụng hình sự mới điều đó khẳng định giữa hoạt động tố tụng hình sự và hoạt động pháp luật tố tụng hình sự có mối quan hệ khăng khít và tương hỗ lẫn nhau.
Thứ tư là quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có một số chủ thể đặc biệt mà trong hoạt động của mình các chủ thể đó có nghĩa vụ phối hợp với nhau và chế ước lẫn nhau: Các chủ thể đặc biệt là các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng các cơ quan này có chung nhiệm vụ là giải quyết vụ án hình sự một cách nhanh chóng chính xác khách quan và đúng pháp luật mỗi cơ quan có một chức năng riêng nên nếu không phối hợp với nhau các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ không giải quyết được mục đích chung của hoạt động tố tụng thì phải các cơ quan tiến hành tố tụng cần phối hợp với nhau tuy nhiên để cho sự lạm quyền giữa các cơ quan này tồn tại sự chế ước. Sự chế ước giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng được thực hiện ở sự đòi hỏi những cơ quan này chỉ thực hiện trong phạm vi và những điều kiện của chức năng tố tụng đã được Pháp luật phần công Không được vượt quá phạm vi quyền hạn của mình không lớn phân của cơ quan khác.
Nguồn: Trích Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Đại học Luật TP.HCM.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự được quy định như thế nào?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; hoặc; Xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật
Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.
Mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.
Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản.
Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo pháp luật.
Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.