Phụ lục trong hợp đồng lao động là một trong những phần quan trọng; trong bất cứ một hợp đồng nào. Tại đây, chính là cơ sở quan trọng nhằm ghi nhận; những điều khoản chi tiết; nhằm mục đích giải thích hợp đồng cũng như các thay đổi; giữa các bên trong quá trình các bên giao kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, trong quá trình giao kết hợp đồng lao động thì không phải ai; cũng hiểu rõ về vấn đề này. Qua bài viết dưới đây hãy cùng Luật Sư X; tìm hiểu các quy định liên quan đến phụ lục hợp đồng ngay nhé.
Căn cứ pháp lý
Phụ lục trong hợp đồng lao động là gì ?
Theo quy định tại khoản 1 điều 22 Bộ luật lao động 2019; quy định về phụ lục hợp đồng như sau:
Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng; lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
Theo đó, phụ lục của hợp đồng là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động được giao kết giữa các bên.
Phụ lục hợp đồng lao động được các bên ký kết nhằm mục đích để sửa đổi, bổ sung hoặc được dùng để quy định chi tiết một số nội dung trong hợp đồng lao động .
Có thể bạn quan tâm
Có những loại phụ lục hợp đồng nào ?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Bộ luật lao động 2019; có thể phân phụ lục hợp đồng thành 02 loại theo mục đích sử dụng như sau:
Phụ lục quy định chi tiết một số nội dung trong hợp đồng lao động
Phụ lục này được ký nhằm quy định chi tiết một số điều; khoản của hợp đồng lao động. Ví dụ như các nội dung liên quan công việc thực hiện, tiêu chuẩn, hàng hóa, số liệu, thời hạn,…
Phụ lục quy định chi tiết có thể được lập cùng lúc với hợp đồng lao động; hoặc được lập trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động.
Phụ lục sửa đổi, bổ sung một số nội dung của hợp đồng lao động
Phụ lục này được ký nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động như: điều chỉnh tiền lương, phụ cấp hoặc chế độ phúc lợi khác; thay đổi vị trí, chức danh công việc;…
Loại phụ lục này thường được lập trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động
Những điểm mới cần lưu ý về nội dung của phụ lục hợp đồng
Theo quy định tại khoản 2 điều 22 Bộ luật lao động, khi ký kết phụ lục hợp đồng lao động; các bên cần lưu ý những nội dung sau:
Các bên không được sửa đổi thời hạn trong hợp đồng lao động
Nếu như trước kia theo quy định tại Bộ luật lao động 2012; thì pháp luật cho phép các bên tiến hành ký phụ lục hợp đồng để sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động nhưng không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết. Thì tại Bộ luật lao động 2019; thì hiện nay các bên không được ký kết gia hạn sửa đổi thời hạn trong hợp đồng lao động. Theo đó, trong trường các bên muốn tiếp tục quan hệ lao động; thì buộc phải ký kết các hợp đồng lao động mới.
Phụ lục của hợp đồng lao động phải đảm bảo cách hiểu thống nhất với hợp đồng lao động
Đây là một trong những yêu cầu cơ bản nhất trong việc giao kết các loại hợp đồng; chứ không chỉ riêng trong hợp đồng lao động. Việc các bên thỏa thuận thống nhất trong các văn bản là cơ sở để tránh những tranh chấp; phát sinh sau này. Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa phụ lục hợp đồng và điều khoản; trong hợp đồng thì áp dụng quy định về điều khoản trong hợp đồng.
Trong trường hợp sửa đổi nội dung của hợp đồng tại phụ lục hợp đồng; thì các bên phải ghi rõ điều khoản sửa đổi trong hợp đồng.
Các bên được ký phụ lục trong hợp đồng lao động mấy lần
Pháp luật lao động hiện hành không quy định giới hạn số lần ký phụ lục hợp đồng lao động.
Trước đây, theo quy định Nghị định 05/2015/NĐ-CP; phụ lục hợp đồng chỉ được ký một lần để sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động như sau:
Điều 5. Sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động
Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động.
Tuy nhiên, với quy định mới tại Bộ luật lao động 2019, phụ lục không còn được sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động. Do đó, không còn giới hạn đối với số lần ký đối với bất kì trường hợp ký phụ lục hợp đồng để quy định chi tiết hay sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết” Phụ lục trong hợp đồng lao động và những điều cần lưu ý” giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833.102.102.
Câu hỏi liên quan
Theo quy định tại điều 26 Bộ luật lao động 2019, Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận; nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Do đó, các bên hoàn toàn được thoả thuận về mức lương thử việc nhưng không được thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.
Theo quy định tại điểm a, khoản điều 30 Bộ luật lao động 2019, NLĐ thực hiện nghĩa vụ quân sự thuộc trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Do đó, công ty không thể chấm dứt HĐLĐ với NLĐ trong trường hợp NLĐ đó đi nghĩa vụ quân sự.
Theo quy định tại điều 17 Bộ luật lao động 2019, cấm các hành vi NSDLĐ buộc NLĐ thực hiện HĐLĐ để trả nợ cho NSDLĐ. Do đó, bạn không thể bắt người đang nợ mình ký kết hợp đồng lao động và yêu cầu họ thực hiện công việc đó để trừ nợ.