Phạt vi phạm hợp đồng là một trong những quyền mà bên bị vi phạm được phép yêu cầu bên vi phạm thực hiện. Vậy quy định của pháp luật về phạt vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại như thế nào? Hãy cùng phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp luật.
Nội dung tư vấn.
Phạt vi phạm hợp đồng thương mại là gì?
Căn cứ điều 300 luật thương mại 2005; ” Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận”
Theo đó; phạt vi phạm hợp đồng là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền do hành vi vi phạm của mình. Việc thực hiện phạt vi phạm mang tính răn đe; giáo dục để các bên khi tham gia vào môi trường thương mại tự do; buộc phải tuân thủ thỏa thuận, giữ chữ tín kinh doanh.
Điều kiện tiến hành phạt vi phạm hợp đồng.
Để có thể tiến hành phạt vi phạm hợp đồng thì cần đáp ứng các điều kiện sau:
Hợp đồng giao kết giữ các bên phải là hợp pháp ( có hiệu lực). Đây là điều kiện đầu tiên và có tính quyết định đối với việc phạt vi phạm hợp đồng. Chỉ khi hợp đồng có hiệu lực thì quyền; và nghĩa vụ các bên mới phát sinh; lúc này đặt ra yêu cầu các bên phải thực hiện đúng theo quy định của hợp đồng đã thỏa thuận.
Trong hợp đồng thương mại phải có thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng. Điều này là bắt buộc nếu không có thỏa thuận điều khoản phạt sẽ không thể tiến hành phạt hợp đồng.
Có hành vi vi phạm, hành vi vi phạm phải ảnh hưởng đến hợp đồng đã thỏa thuận. Hành vi, vi phạm là điều kiện cần thiết để tiến hành phạt vi phạm hợp đồng.
Bài viết xem thêm.
Quy định về các chế tài buộc thực hiện hợp đồng trong thương mại.
Trọng tài thương mại là gì? Ưu nhược điểm của trọng tài thương mại.
Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại.
Căn cứ điều 301 luật thương mại 2005: ” Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”.
Theo đó, các bên khi thoả thuận hợp đồng có thỏa thuận về phạt vi phạm thì các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau về mức phạt vi phạm hợp đồng. Pháp luật chỉ quy định mức phạt tối đa là 8% so với giá trị của hợp đồng. Mọi thoả thuận của các bên có thể nhỏ hơn hoặc bằng mức 8%.
Đối với trường hợp phạt vi phạm trong trường hợp có kết quả giám định sai:
Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
Lưu ý, bên bị vi phạm có trách nhiệm chứng minh vi phạm, mức thiệt hại để yêu cầu bên vi phạm thanh toán tiền phạt.
Các trường hợp được miễn trách nhiệm phạt hợp đồng.
Căn cứ điều 294 luật thương mại 2005 thì các trường hợp sau đây được miễn trách nhiệm:
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Bên vi phạm có trách nhiệm chứng minh vi phạm thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm và phải thông báo cho bên bị vi phạm như sau:
- Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.
- Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt; bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.
Các biện pháp chế tài khác được áp dụng cùng với phạt vi phạm.
Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng; hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện; và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định; bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Bồi thường thiệt hại.
- Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
- Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế; trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra; và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư X: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp.
Trường hợp các bên không thỏa thuận về mức phạt hợp đồng thi xảy ra vi phạm mức phạt sẽ là 8%.
Nếu các bên không có thỏa thuận về phạt vi phạm thì không thể thực hiện phạt vi phạm khi một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại.
Việc một bên vi phạm hợp đồng bị phạt không liên quan tới việc buộc thực hiện hợp đồng. Để biết bên vi phạm có thể bị buộc thực hiện hợp đồng cần tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Căn cứ để tiến hành buộc bồi thường thiệt hại cần có các điều kiện sau mà không phụ thuộc vào bên vi phạm có bị phạt vi phạm hay không:
– Có hành vi vi phạm hợp đồng;
– Có thiệt hại thực tế;
– Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.