Xin chào Luật sư X, con tôi năm nay 17 tuổi, do có ban rủ rê, xúi dục nên đã tham gia lái xe trái phép và bị cảnh sát bắt lại mang về đồn xử lý thì được phép áp dụng hình thức phạt tiền không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, phạt tiền là một trong những hình thức phạt nhầm mang tinh chất cảnh cáo, răng đe người phạm tội. Đối với các đối tượng phạm tội là người chưa thành niên tức là dưới 18 tuổi thì có áp dụng hình thức phạt tiền không, nếu có thì phạt tiền áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) là gì?
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay cũng chưa có một khái niệm rõ ràng về người chưa thành niên, nhưng có thể định nghĩa người chưa thành niên là những người chưa đủ 18 tuổi. Vì người chưa thành niên trong khoa học thì ở độ tuổi này chưa phát triển hoàn toàn về nhận thức hoặc nhân cách nên chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy định.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, người chưa đủ 18 tuổi được giải thích rất cụ thể trong Điều 21 là người chưa thành niên. Đối với các giao dịch dân sự đối với người chưa thành niên là những người chưa đủ 6 tuổi thì giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Đối với các giao dịch dân sự thì trừ trường hợp phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hợp với lứa tuổi của người chưa thành niên thì đa số khi giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên đồng ý như là cha mẹ…của người chưa thành niên.từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập giao dịch dân sự. Còn đối các giao dịch mà cho người từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi thì hải được những người chưa thành niên có thể tự mình xác lập các giao dịch dân sự. Trừ các giao dịch có liên quan đến tài sản mà nhà nước có yêu cầu phải đăng ký quyền sở hữu thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) phạm tội theo Bộ luật hình sự năm 2015
Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 cũng có điều luật áp dụng đối với người chưa thành niên nhằm mục đích phân loại xác định các tội do những người thành niên gây ra thiệt hại, các hình phạt xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật, các biện pháp giáo dưỡng hoặc các biện pháp khác tùy theo tính chất, mức độ, thiệt hại gây ra mức độ nguy hiểm cho xã hội phù hợp tâm lý, đặc điểm tại thời điểm người chưa thành niên thực hiện các hành vi phạm tội.
Trong Bộ luật hình sự năm 2015 có 26 chương thì đã dành ra chương 12, nằm trong mục 1, bắt đầu từ Điều 90 đến Điều 91 về các quy định về người chưa thành niên phạm tội. Trong đó, nếu nêu rõ yêu cầu các của các cơ quan tố tụng nhất là thẩm phán xét xử vụ án phải có kiến thức hiểu biết về mặt tâm sinh lý, khoa học, giáo dục nhằm đấu tranh phòng, chống các tội phạm của những người chưa thành niên khi có hành vi phạm tội.
Thông thường, đối với người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định áp dụng riêng cho đối tượng dành cho người thành niên và các tội khác của phần chung trong Bộ luật hình sự quy định áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi.
Phạt tiền áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.
Căn cứ Điều 35 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về nguyên tắc chung khi phạt tiền như sau:
“1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:
a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;
b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
2. Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
3. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng.
4. Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều 77 của Bộ luật này”.
Điều 99 quy định phạt tiền đối với người chưa thành niên như sau
“Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định”.
Dựa vào các quy định trên, người phạm tội bị áp dụng phạt tiền là hình phạt chính nếu thuộc các trường hợp thuộc khoản 1 Điều 35 và là hình phạt bổ sung nếu thuộc khoản 2 Điều 35, tuy nhiên đối với người chưa thành niên thì phạt tiền chỉ được áp dụng là hình phạt chính đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Không phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội dưới 16 tuổi.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục sang tên xe máy không cần chủ cũ như thế nào?
- Sang tên xe máy khác tỉnh theo Thông tư 58 như thế nào?
- Dựng nhà tôn có phải xin giấy phép xây không?
- Không đăng ký nhưng vẫn có mã số thuế cá nhân được không?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Phạt tiền áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định thủ tục đăng ký bảo hộ logo; tra cứu thông tin quy hoạch; coi mã số thuế cá nhân;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Người từ đủ 14 tuổi – dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có Tội cướp tài sản quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sư.
Căn cứ theo quy định trên, người dưới 18 tuổi (người từ 14 – dưới 18 tuổi) sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cướp tài sản.
– Đối với người từ đủ 16 tuổi – dưới 18 tuổi: Mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.
– Đối với người từ đủ 14 tuổi – dưới 16 tuổi: Mức hình phạt cao nhất không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định.
Căn cứ khoản 1 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về nguyên tắc của việc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:
“Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
1. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
[…]”
“Điều 98. Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền.
3. Cải tạo không giam giữ.
4. Tù có thời hạn.”