Nền kinh tế ngày càng phát triển kinh tế – xã hội và đời sống của người lao động, thì kinh tế thị trường đã và đang tác động mạnh tạo nên mâu thuẫn và sự phức tạp phát sinh trong mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động ở nhiều doanh nghiệp, dẫn tới nhiều vụ tranh chấp lao động tập thể và đình công. Đình công trên thê giới diễn ra ngày càng nhiều và trong đó có cả Việt Nam.
Trong những năm qua các cuộc đình công ở nước ta diễn ra ngày càng nhiều tăng về cả số lượng và quy mô, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cuộc sống của người lao động và nhiều vấn đề xã hội khác. Để hiểu rõ hơn về vấn đề Pháp luật lao động Việt Nam về đình công bất hợp pháp Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Căn cứ pháp lý
Đình công là gì?
Khoản 1 Điều 209 BLLĐ năm 2012 quy định: “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động”. Các tranh chấp lao động tập thể được hiểu là các vấn đề tiền lương, đời sống vật chất, tinh thần và điều kiện làm việc của người lao động,… Như vậy đình công là quyền cơ bản của người lao động được pháp luật ghi nhận.
Đình công là một quyền cơ bản của người lao động, là phương tiện cuối cùng để họ có thể tự bảo vệ mình khi cần thiết, là tín hiệu chỉ báo quan hệ lao động đang có bất bình thường ở doanh nghiệp, ngành… Ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì đình công là một vấn đề hết sức quen thuộc.
Do vị trí phụ thuộc của người lao động trong quan hệ lao động; nên khi có tranh chấp, người lao động phải liên kết nhau lại, tạo thành sức mạnh tập thể; để đấu tranh với người sử dụng lao động, bảo vệ lợi ích cho mình. Vì vậy, về bản chất đình công là biện pháp đấu tranh; kinh tế của tập thể người lao động được pháp luật thừa nhận, nhằm thúc đẩy quá trình; giải quyết tranh chấp lao động nhanh chóng, theo hướng có lợi cho họ
. Mặt khác, đình công luôn liên quan đến tranh chấp lao động lập thể vừa biểu hiện; hậu quả của quá trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể không thanh. Do đó, có thể hiểu đình công là vũ khí cuối cùng bất đắc dĩ của người lao động; trong cuộc đấu tranh kinh tế của mình. Nhung về mặt nhận thức, không được coi định công; là vũ duy nhất để giải quyết các tranh chấp lao động trong quan hệ lao động.
Đình công bất hợp pháp là gì?
Đình công bất hợp pháp là đình công thiếu một trong các điều kiện đình công; hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Quan điểm về đình công bất hợp pháp ở các nước cũng khác nhau. Ở Việt Nam, những cuộc đình công không do công đoàn lãnh đạo; không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể… là đình công bất hợp pháp
Việc kết luận cuộc đình công là bất hợp pháp thuộc thẩm quyền; của Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công theo yêu cầu của tập thể lao động; người sử dụng lao động hoặc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Khi có quyết định của toà án về cuộc đình công; là bất hợp pháp, tập thể người lao động phải ngừng đình công. Trong một số trường hợp; (ví dụ: tập thể lao động không thực hiện đúng thủ tục đình công và người sử dụng lao động có lỗi…), người lao động; tham gia đình công dù không có đủ cơ sở pháp lí vẫn có thể được giải quyết một phần tiền lương và các quyền lợi khác.
Các trường hợp đình công bất hợp pháp
Như vậy thì theo Điều 204 Luật lao động 2019 quy định: đình công bất hợp pháp là thuộc một trong các trường hợp sau:
- Trường hợp 1. Không thuộc trường hợp được đình công
- Trường hợp 2. Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công
- Trường hợp 3. Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công
- Trường hợp 4. Tiến hành đình công khi tranh chấp lao động tập thể; đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết
- Trường hợp 5. Tiến hành đình công trong trường ở nơi nơi sử dụng lao động; mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.
- Trường hợp 6. Đình công khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền.
Thực tiễn áp dụng Quy định pháp luật Việt Nam về đình công bất hợp pháp.
Theo báo cáo tổng kết của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, trong 11 tháng của năm 2011; tại công xưởng ở Việt Nam đã nổ ra 857 cuộc đình công, một con số kỷ lục, tăng gấp đôi so với năm 2010. Đáng chú ý hầu hết các cuộc đình công trên đều mang tính tự phát. Theo trang báo điện tử Dân Trí, báo cáo của Bộ Lao động ghi nhận; là đến nay chưa có cuộc đình công nào theo đúng trình tự quy định của pháp luật, mặc dù 70%; trong số đó xảy ra ở các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn.
Lạm phát tăng vọt, đời sống đắt đỏ, thu nhập từ đồng lương không; bảo đảm cuộc sống là động cơ chính trong các cuộc đấu tranh của công nhân. Tuy nhiên cơ quan quản lý lao động của Việt Nam lại xác định nguyên nhân chính; là do một số chủ doanh nghiệp chưa chấp hành đúng quy định luật lao động như không ký hợp đồng; không đóng bảo hiểm xã hội, không giải quyết chế độ ngày nghỉ, tiền lương…
Vài năm trở lại đây các cuộc đình công tự phát của công nhân; đòi tăng lương, cải thiện điều kiện lao động vẫn tăng liên tục. Đã có không ít tai nạn thương tâm xảy ra với người lao động; trong các cuộc đấu tranh như vậy.
Trong những năm 2008 – 2010, thời điểm xảy ra đình công tập trung; chủ yếu vào những tháng đầu năm (thời điểm trước và sau Tết âm lịch); với những yêu cầu về tiền thưởng Tết, thanh toán tiền phép năm.
Hầu hết các cuộc đình công đều tự phát, không do công đoàn cơ sở; tổ chức, lãnh đạo, không theo đúng trình tự pháp luật quy định, có xu hướng; lây lan từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác. Các cuộc đình công xảy ra nhiều nhất ở các doanh nghiệp; dệt may, da giày, chế biến thủy sản, chế biến gỗ, lắp ráp điện tử, thuộc các doanh nghiệp; có vốn đầu tư Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản; Hồng Kông, là những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Như vậy ta có thể thấy tất cả các cuộc đình công; hầu hết đều xảy ra tự phát, không tuân thủ trình tự tổ chức đình công; mà pháp luật quy định. Chúng ta nhận thấy được bất cập rằng từ năm 1995; đến nay, cả nước có khoảng 7.000 cuộc ngừng việc tập thể; nhưng chưa có một cuộc đình công nào do công đoàn lãnh đạo. “Cán bộ công đoàn có thể “bật đèn xanh”; cho công nhân ngừng việc nhưng khó làm bởi trình tự đình công rất khó thực hiện, nếu sai quy định; sẽ phải bồi thường cho doanh nghiệp. Đồng thời cán bộ công đoàn đều ăn lương của doanh nghiệp chứ không phải lương công đoàn”.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Pháp luật lao động Việt Nam về đình công bất hợp pháp”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; Hợp pháp hóa lãnh sự giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp
Ngay sau khi nhận đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công và phân công một Thẩm phán chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, Thẩm phán được phân công chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu phải ra quyết định đưa việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công ra xem xét. Quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải được gửi ngay cho Ban chấp hành công đoàn, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức liên quan.
Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công.
Thành phần hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công gồm ba Thẩm phán.
Hội đồng giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công gồm ba Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ định.
Việc thay đổi thẩm phán là thành viên Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Pháp luật lao động quy định rằng Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định đình công khi có quá nửa tập thể lao động tán thành việc đình công bằng cách bỏ phiếu hoặc lấy chữ ký. Quy định này có tác dụng bảo đảm bản chất của quyền đình công là quyền của tập thể lao động, giúp cho việc tổ chức đình công có kỷ luật hơn, thể hiện rõ ý chí của tập thể lao động. Chính vì vậy, vi phạm quy định này là một trong những căn cứ để kết luận cuộc đình công là bất hợp pháp. Tuy nhiên, thực tế đang phát sinh vấn đề sau: những doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng lao động nhiều sẽ gặp khó khăn trong việc lấy đủ số chữ ký hoặc biểu quyết của tập thể lao động tán thành đình công