Một trong những sáng tạo nổi bật của cuộc cách mạng này là sự ra đời của công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và tiền ảo (hay còn gọi là tiền mã hóa – crypto currency). Sự xuất hiện của các loại tiền ảo này đang được cả thế giới quan tâm và bình luận, đặc biệt là trong năm 2017, khi mà giá của Bitcoin và các đồng tiền ảo khác tăng một cách chóng mặt và thay đổi không ngừng. Pháp luật hiện nay có công nhận giao dịch cho vay tiền ảo không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Pháp luật hiện nay có công nhận giao dịch cho vay tiền ảo không?
Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về tiền ảo. Bộ luật Dân sự quy định, tài sản là “vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Tài sản bao gồm bất động sản hoặc động sản, còn tiền ảo không thuộc một trong 2 dạng này nên “không được coi là tài sản”.
Luật Ngân hàng Nhà nước quy định, tiền của nước ta bằng giấy hoặc kim loại với đơn vị là “đồng”. Chỉ tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành mới được dùng hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 1 Nghị định 80/2016 quy định, phương tiện thanh toán bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng hoặc phương tiện khác do Ngân hàng Nhà nước quy định. Tiền ảo hoặc phương tiện khác nếu dùng để thanh toán là “không hợp pháp”.
Điều 26 Nghị định 88/2019 quy định phạt tiền 50-100 triệu đồng với hành vi: “Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Tài sản ảo là gì?
Để xác định tài sản ảo là một loại tài sản; cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau. Cụ thể:
Về tính chất pháp lý
- Tài sản ảo là một khái niệm rất rộng như tên miền internet; địa chỉ hộp thư điện tử, các loại tài khoản Game Online,… phổ biến nhất là tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến, tên miền.
- Tiếp cận theo nghĩa hẹp; tài sản ảo là các đối tượng ảo trong thế giới ảo;
- Theo nghĩa rộng; tài sản ảo được hiểu là những tài nguyên trên mạng máy tính được xác định giá trị bằng tiền ; có thể chuyển giao trong các giao dịch dân sự. Khái niệm này được tiếp cận thông qua tư duy lý luận về quyền tài sản.
Về bản chất
- Tài sản ảo (cung, kiếm, áo giáp ảo, tiền ảo …) chỉ là hình ảnh thể hiện ra bên ngoài. Bản chất của nó bên chính là thông tin tồn tại dưới dạng các đoạn mã máy tính. Các đoạn mã khác nhau tạo nên những loại tài sản ảo khác nhau.
- Trên thực tế, không thể thực hiện quyền chiếm hữu như tài sản thông thường; chỉ có thể thực hiện được quyền này thông qua giá trị bằng tiền của tài sản ảo đó.
Về giá trị
Giống như các loại tài sản khác, tài sản ảo có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng. Nó đáp ứng những nhu cầu của con người. Đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần hoặc cả hai.
Ví dụ game online đáp ứng nhu cầu về giải trí; tên miền cung cấp một hình thức đại diện cho doanh nghiệp, cơ quan, thương hiệu,…
Thực trạng quản lý tiền ảo hiện nay
Văn bản pháp lý
- Thực hiện Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ; phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý; xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo;
- Công văn số 11633/VPCP-KTTH ngày 29/18/2018 của Văn phòng Chính phủ về báo cáo về việc rà soát; đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật; thực tiễn về tài sản ảo, tiền ảo.
- Bộ Tài chính đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo; tiền ảo theo Quyết định số 664/QĐ-BTC ngày 24/4/2020 nhằm triển khai công tác nghiên cứu; đề xuất các nội dung chính sách; cơ chế quản lý theo chức năng; nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
Trong thực tế:
Các giao dịch liên quan đến “tài sản ảo” được thực hiện khá phổ biến. Pháp luật Dân sự Việt Nam không chính thức thừa nhận và bảo hộ loại tài sản này. Các giao dịch liên quan đến “tài sản ảo” được thực hiện khá phổ biến.
Ông Nguyễn Thanh Hưng, Vụ trưởng Thương mại điện tử Việt Nam 2005 cho rằng :
“Dù thế nào thì trên thực tế; việc mua bán, trao đổi tài sản trong các trò chơi điện tử vẫn diễn ra. Thậm chí; ở ngoài đời thực; thị trường nhà đất có đóng băng thì những giao dịch địa ốc ảo vẫn rất sôi động. Bộ Thương mại ủng hộ việc công nhận tài sản ảo không phải vì đã có vài doanh nghiệp cung cấp game làm thế mà; bởi vì thực tế cần như vậy. Quan trọng là Bộ Thương mại cần phải đưa ra quy định phù hợp nhất cho việc mua bán tài sản ảo”.
Đánh giá pháp luật Việt Nam hiện hành về tiền ảo
Về khái niệm tiền ảo:
- Thời gian qua, mặc dù thuật ngữ tiền ảo được sử dụng thông dụng, nhưng chưa có một định nghĩa chính xác, cụ thể. các thuật ngữ “tiền kỹ thuật số”; “tiền thay thế”, “tiền internet”; “tiền mã hóa” cũng được đề cập với nghĩa tương đương.
- Tiền ảo có thể tồn tại dưới nhiều dạng như: Tiền ảo có chức năng là chứng khoán; tiền ảo có chức năng là phương tiện thanh toán; tiền ảo có chức năng là tiện ích để tiếp cận, sử dụng một dịch vụ nhất định…
- Khái niệm tiền ảo cũng rất dễ gây nhầm lẫn với khái niệm tiền điện tử; (là hình thức điện tử của tiền pháp định).
- Việc chưa có được một cách hiểu chính thức về tiền ảo là một rào cản; và khó khăn đặt ra khi xác định các vấn đề pháp lý liên quan đến tiền ảo ; cũng như giải quyết các tranh chấp hoặc các hoạt động liên quan đến tiền ảo trong thực tiễn.
Tiền ảo trong lĩnh vực pháp luật dân sự:
Trong giao dịch dân sự, tài sản là đối tượng chủ yếu được pháp luật dân sự điều chỉnh. Theo quan điểm của chúng tôi, tiền ảo không được coi là tài sản hay hàng hoá, bởi lẽ:
Theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015:
Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bảo gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.
Theo định nghĩa trên, tài sản chỉ tồn tại ở một trong bốn dạng:
- Vật: Là một bộ phận của thế giới vật chất tồn tại dưới dạng rắn; lỏng, khí và con người có thể chiếm hữu, kiểm soát được; ví dụ như nhà, xe, bàn ghế…
- Tiền: Là phương tiện thanh toán do Ngân hàng Nhà nước phát hành; được Nhà nước bảo hộ dùng để định giá các loại tài sản khác. Tiền bao gồm tiền nội tệ và ngoại tệ. Tiền có thể tồn tại dưới dạng giấy, polymer, xu hoặc tiền điện tử (e-money).
- Giấy tờ có giá; Là loại giấy tờ trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá phải do các chủ thể được phép phát hành. Giấy tờ có giá bao gồm hối phiếu đòi nợ; hối phiếu nhận nợ, séc, trái phiếu Chính phủ; trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, hối phiếu, công trái…
- Quyền tài sản: Là quyền trị giá được bằng tiền; bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác như quyền đòi nợ, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt…
Như vậy; đối chiếu với quy định trên; tiền ảo không được coi là tài sản vì nó không thuộc bất kỳ loại nào trong bốn loại nêu trên.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về “Pháp luật hiện nay có công nhận giao dịch cho vay tiền ảo không?”. Nếu quý khách có nhu cầu pháp lý liên quan mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà
- Dịch vụ làm thủ tục tặng cho Nhà đất
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới năm
- Đơn khởi kiện việc đòi trả nợ mới nhất
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 6, 7 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP quy định: Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
“Tiền ảo” là đối tượng của quyền. Quan điểm trên nhận định chứ bản thân “tiền ảo” không phải là quyền.
Khi bị chiếm đoạt, chủ thể bị xâm phạm mong muốn đòi lại số tiền ảo đó.
Vì vậy, tiền ảo hiện nay không phải là một loại tài sản được công nhận. Trong thời gian tới, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có văn bản quy định; hướng dẫn cụ thể về nội dung này.