Kính thưa Luật sư X, ông bà nội của tôi có 2 người con là cha tôi và bác cả, trong hôm ông nội mất thì cha tôi cũng lên cơn đau tim không qua khỏi. Ông nội mất có để lại cho cha tôi một căn nhà trị giá 2 tỷ, giờ cha tôi đã mất thì số tài sản này có thuộc về tôi không hay bác tôi sẽ là người thừa kế? xin được tư vấn!
Chào bạn, đối với trường hợp của bạn thì theo điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống” và để tìm hiểu rõ hơn về quy định này hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Khái quát về thừa kế vị
Thừa kế thế vị chỉ phát sinh từ thừa kế theo pháp luật mà không phát sinh từ thừa kế theo di chúc. Điều 652 BLDS 2015 có quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Đặc điểm của thừa kế vị
Đặc điểm: Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trong quan hệ thừa kế theo pháp luật, không thể phát sinh từ quan hệ thừa kế theo di chúc. Bởi vì, người được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc chết trước người lập di chúc thì phần di chúc liên quan đến người chết trước đó không có hiệu lực thi hành. Việc hưởng thừa kế thế vị khác biệt so với việc hưởng thừa kế theo hàng. Thừa kế thế vị được quy định để bảo vệ quyền lợi của các cháu, chắt trong trường hợp cha mẹ của các cháu, chắt chết trước ông bà hoặc các cụ.
Thừa kế thế vị xác lập trên quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa những người để lại di sản và người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là quan hệ cha con, mẹ con và các cháu, chắt.
- Về quan hệ huyết thống: giữa những người để lại di sản và người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là quan hệ cha con, mẹ con và các cháu chắt.
- Về quan hệ nuôi dưỡng: giữa con nuôi và bố, mẹ nuôi không có quan hệ huyết thống mà chỉ có quan hệ nuôi dưỡng nhau.
Điều kiện hưởng thừa kế thế vị
- Người thế vị phải là người ở đời sau, nghĩa là chỉ có con được thế vị cha mẹ, không có trường hợp cha, mẹ thế vị cho con. Người được hưởng thừa kế thế vị có thể là con đẻ hoặc con nuôi.
- Thừa kế thế vị chỉ được đặt ra khi người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản.
- Cháu, chắt của người để lại di sản phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế mới được thừa kế thế vị.
Các trường hợp hưởng thừa kế thế vị
Thứ nhất: Thừa kế thế vị trong trường hợp thông thường
- Cháu thế vị của cha mẹ để hưởng di sản của ông bà: cháu sẽ được thay vị trí của cha mẹ để hưởng di sản của ông bà trong trường hợp cha chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với ông nội hoặc bà nội thì con được thay thế vị trí của cha để hưởng di sản mà cha mình được hưởng nếu còn sống;
- Chắt thế vị của cha hoặc mẹ của chắt để hưởng di sản của cụ: Chắt sẽ được thay thế vị trí của cha hoặc mẹ của chắt để hưởng di sản của cụ trong các trường hợp cụ thể sau:
Trường hợp ông nội, bà nội chết trước người để lại di sản là cụ; cha cũng chết trước người để lại di sản nhưng chết sau ông nội, bà nội thì chắt cũng được hưởng phần di sản mà cha mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết.
Trường hợp ông ngoại, bà ngoại chết trước người để lại di sản là cụ, mẹ cũng chết trước người để lại di sản nhưng chết sau ông ngoại, bà ngoại thì chắt được hưởng phần di sản mà mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết.
Trường hợp ông, bà, cha, mẹ đều chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp ông, bà chết trước người để lại di sản, cha mẹ chết sau ông, bà nhưng chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
Thứ hai, Thừa kế thế vị có nhân tố con nuôi: Theo quy định tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”. Do vậy, con nuôi cũng có quyền nhận thừa kế thế vị của cha nuôi, mẹ nuôi đối với di sản mà cha nuôi, mẹ nuôi được hưởng.
Thứ ba, Thừa kế thế vị trong trường hợp con riêng với cha dượng, mẹ kế: Theo quy định tại Điều 654 BLDS 2015 có quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế cụ thể: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.”
Như vậy, con riêng của vợ hoặc của chồng với cha dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế theo pháp luật và các con của họ còn được thừa kế thế vị. Quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương nhau được thể hiện ở những mối quan hệ sau:
Không có sự phân biệt, đối xử giữa con riêng của vợ của chồng với các con chung của họ. Cha dượng, mẹ kế coi con riêng của vợ, của chồng như con ruột của mình và không dừng lại ở mặt hình thức mà được thể hiện ở bản chất.
Về mối quan hệ như ruột thịt của nhau và theo nguyên tắc “không phân biệt đối xử giữa các con”. Về phía người con riêng của vợ, của chồng cũng phải thể hiện trên thực tế nghĩa vụ của một người con với cha dượng, mẹ kế như chính cha, mẹ ruột của mình. Điều kiện để con riêng và cha dượng, mẹ kế được thừa kế theo pháp luật của nhau chính là việc họ đã thực hiện nghĩa vụ, chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Những căn cứ trên được xác định thì con riêng của vợ, của chồng chết trước cha dượng, mẹ kế thì con, cháu của người con riêng đó được thừa kế thế vị như những người con, cháu khác của người để lại di sản theo quy định ở Điều 654 BLDS 2015.
Giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế không có quan hệ huyết thống, nhưng theo Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 họ lại có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Như vậy, giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế dù muốn hay không họ phải thực hiện các nghĩa vụ theo luật định.
Những vướng mắc và hướng hoàn thiện quy định của Bộ luật dân sự liên quan đến thừa kế thế vị
Trường hợp thừa kế thế vị có nhân tố con nuôi
Theo quy định tại Điều 653 BLDS 2015 thì: Khi người nhận nuôi con nuôi chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với cha, mẹ đẻ của họ thì người con nuôi của họ có được nhận thừa kế thế vị không?
Vấn đề thừa kế của con nuôi được quy định trong Nghị quyết số 02/1990/NQ-HĐTP ngày 19/10/1990 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về thừa kế: “con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với cha, mẹ và con đẻ của người nuôi”. Quan điểm này vẫn được duy trì và mặc nhiên áp dụng khi BLDS 2005 và sau đó là BLDS 2015 được ban hành do không có văn bản nào hướng dẫn vấn đề này. Điều 653 BLDS 2015 cần được bổ sung theo hướng: con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì có quyền hưởng thừa kế di sản của nhau và còn được hưởng thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 Bộ luật này.
Trường hợp con riêng với cha dượng, mẹ kế.
Điều 654 BLDS quy định cho con riêng và cha dượng, mẹ kế được thừa kế theo pháp luật của nhau (ở hàng thừa kế thứ nhất) và con của người đó còn được thừa kế thế vị trong trường hợp người con riêng đó chết trước cha dượng, mẹ kế. Điều kiện để con riêng và cha dượng, mẹ kế được thừa kế theo pháp luật của nhau nếu họ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Tiêu chuẩn để đánh giá quan hệ giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế như cha con, mẹ con đã không được điều luật quy định cụ thể như về: thời hạn nuôi dưỡng, chăm sóc nhau giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế, hành vi chăm sóc được thể hiện từ hai phía hay chỉ từ một phía.
Nếu hiểu quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau như cha con, mẹ con như quy định tại Điều 654 BLDS 2015 là cha dượng, mẹ kế phải chăm sóc, nuôi dưỡng con riêng và ngược lại thì quan hệ thừa kế mới phát sinh, như vậy sẽ không giải quyết một cách thỏa đáng quyền và lợi ích của các bên trong một số trường hợp cụ thể. Chẳng hạn: cha dượng, mẹ kế đã chăm sóc con riêng như con đẻ của mình, trước khi cha dượng, mẹ kế chết con riêng vẫn còn nhỏ nên chưa thể thực hiện nghĩa vụ chăm sóc cha dượng, mẹ kế như cha, mẹ đẻ. Như vậy, trong trường hợp này người con riêng sẽ không được phép nhận di sản của cha dượng, mẹ kế của mình. Điều đó là không hợp lý và không phù hợp với thực tế. Thiết nghĩ, Điều 654 BLDS 2015 cần có sự điều chỉnh hợp lý để phù hợp hơn với thực tiễn.
Tóm lại, trước tính chất phức tạp của vấn đề thừa kế, những quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật nói chung và thừa kế thế vị nói riêng đã phần nào làm tốt vai trò định hướng để giải quyết các tranh chấp về chia di sản thừa kế; song những quy định này vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa mang tính bao quát. Bởi vậy, vấn đề thừa kế thế vị vẫn còn nhiều khúc mắc. Cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thừa kế thế vị làm nền tảng, căn cứ giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế trong cuộc sống hàng ngày.
Có thể bạn quan tâm
- Đóng bảo hiểm 15 năm rút được bảo nhiêu tiền?
- Mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm mới
- Dừng đèn đỏ sai làn đường phạt bao nhiêu?
- Sơ đồ hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Phân tích điều 652 Bộ luật Dân sự 2015”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng doanh nghiệp; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, tra mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 2 thành viên, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Trong trường hợp thừa kế vị vẫn có quyền từ chối nhận di sản
Thừa kế thế vị là việc con thay thế vị trí của bố hoặc mẹ đẻ nhận di sản thừa kế từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cụ nội, cụ ngoại nếu bố mẹ đã chết hoặc chết cùng thời điểm với những người này
Quan hệ thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo trình tự hàng nhưng hàng thừa kế lại là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị. Thừa kế thế vị là một chế định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người thân thích nhất của người để lại di sản, tránh trường hợp di sản của ông, bà, cụ mà cháu, chắt không được hưởng lại để cho người khác hưởng. Thừa kế thế vị chỉ phát sinh từ thừa kế theo pháp luật mà không phát sinh từ thừa kế theo di chúc. Nếu cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc cụ thì phần di chúc định đoạt tài sản cho cha, mẹ (nếu có di chúc) sẽ vô hiệu. Phần di sản đó được chia theo pháp luật và lúc này cháu (chắt) mới được hưởng thừa kế thế vị.