Kính thưa Luật sư X, tôi đã đóng BHXH được 15 năm và đang có việc cần rút thì có được hưởng lương hưu không? nếu có thể rút thì được bao nhiêu tiền? xin được tư vấn!
Chào bạn, hiện nay theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian đóng BHXH tối thiểu để có cơ hội được hưởng chế độ hưu trí của hầu hết các trường hợp đều là đủ 20 năm. Thời gian này được đánh giá còn khá dài dẫn tới nhiều người không tích lũy đủ số năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu. Tuy nhiên vẫn còn một trường hợp quy định tại khoản 3 điều 54 Luật BHXH năm 2014 được sửa đổi một số Điều bởi Bộ luật Lao động năm 2019 là trường hợp đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu. Vậy đóng bảo hiểm 15 năm rút được bảo nhiêu tiền? rút được bao nhiêu tiền? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật bảo hiểm xã hội 2014
- Nghị định 115/2015/NĐ-CP
- Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH
Bảo hiểm xã hội
Hiện nay, các nội dung liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) được quy định trong Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn. Tại khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau:
“1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.“
Các chế độ về bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của hệ thống pháp luật về BHXH nhằm đảm đảm đời sống cho người tham gia.
Bảo hiểm xã hội gồm những loại hình nào?
Căn cứ Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội gồm 02 loại: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó từng loại hình bảo hiểm được hiểu như sau:
“2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.“
Các chế độ bảo hiểm xã hội gồm những gì?
Điều 4 Luật BHXH năm 2014 đã liệt kê cụ thể các chế độ thuộc phạm vi mà bảo hiểm xã hội phụ trách gồm:
“1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.“
Khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cơ quan BHXH giải quyết chế độ tương ứng.”
Đóng bảo hiểm 15 năm có được hưởng lương hưu không?
Đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu mới chỉ là đề xuất
Tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất sửa đổi nhiều nội dung liên quan đến chế độ hưu trí.
Trong đó, Bộ này có đề cập đến việc sửa đổi số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần từ 20 năm xuống 15 năm, và hướng tới còn 10 năm.
Mức hưởng lương hưu trong trường hợp này cũng sẽ được tính toán phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, người có số năm tham gia BHXH thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi BHXH.
Hiện nay, theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian đóng BHXH tối thiểu để có cơ hội được hưởng chế độ hưu trí của hầu hết các trường hợp đều là đủ 20 năm. Thời gian này được đánh giá còn khá dài dẫn tới nhiều người không tích lũy đủ số năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã áp dụng quy định tham gia BHXH 10 năm là đã đủ điều kiện hưởng lương hưu. Mặc dù số năm đóng ít khiến mức lương hưu có thể thấp nhưng có lẽ vẫn tốt hơn là chuyển sang hưởng trợ cấp tuổi già hay lương hưu xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Chính vì vậy, việc sửa đổi giảm số năm đóng BHXH xuống còn 15 năm là cần thiết, phù hợp với nhu cầu của xã hội.Tuy nhiên đây mới chỉ là dự thảo chứ chưa được chính thức áp dụng. Những nội dung này sẽ tiếp tục được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp phối hợp sửa đổi và hoàn thiện. Theo Nghị quyết 152/NQ-CP, dự kiến Luật BHXH (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV.
Trường hợp duy nhất được hưởng lương hưu khi đóng BHXH đủ 15 năm
Hiện nay, Luật BHXH năm 2014 được sửa đổi một số Điều bởi Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ ghi nhận một trường hợp duy nhất đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu tại khoản 3 Điều 54 Luật này như sau:
3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.
Theo quy định này, người đóng BHXH đủ 15 năm muốn hưởng lương hưu phải có thêm hai điều kiện sau:
1 – Là lao động nữ làm cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2 – Đủ tuổi nghỉ hưu: Nghỉ hưu vào năm 2021 phải từ là đủ 55 tuổi 04 tháng; Nghỉ hưu ở những năm sau đó thì mỗi năm tăng thêm 04 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Nếu chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không thuộc trường hợp này, người lao động muốn hưởng lương hưu khi đủ tuổi có thể đi làm và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện để tích lũy đủ 20 năm.
Đóng bảo hiểm 15 năm rút được bảo nhiêu tiền
Theo Khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định trường hợp hưởng Bảo hiểm xã hội một lần bao gồm:
“1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”
Mặt khác, theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc và Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động do Quốc hội ban hành hướng dẫn quy định Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế; “
Như vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì bạn sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016 quy định về thẩm quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội thì bạn có thể nộp hồ sơ hưởng tại Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi bạn đang cư trú, có thể là thường trú hoặc tạm trú theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội bạn được hưởng:
Hệ số điều chỉnh tiền lương thực hiện theo Bảng 1 Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH về quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành: Năm 2011 hệ số là 1,30. Năm 2012 hệ số là 1,19. Năm 2013 hệ số là 1,11. Năm 2014 hệ số là 1,07. Năm 2015 hệ số là 1,06.
Từ 12/2011 – 12/2012: 1.958.000 đồng x 1 x 1,30 + 1.958.000 đồng x 12 x 1,19 = 30.505.640 đồng;
Từ 01/2013 – 12/2013: 2.310.000 đồng x 12 x 1,11 = 30.769.200 đồng;
Từ 01/2014 – 12/2014: 2.640.000 đồng x 12 x 1,07 = 33.897.600 đồng;
Từ 01/2015 – 07/2015: 3.025.000 đồng x 7 x 1,06 = 22.445.500 đồng.
Tổng thời gian bạn đóng BHXH = 44 tháng. Trước năm 2014 là 25 tháng được tính là 2 năm, còn 1 tháng sẽ chuyển sang giai đoạn năm 2014 trở đi. Sau năm 2014 trở đi được tính là 19 tháng cộng với 1 tháng từ trước năm 2014 chuyển sang thì tổng thời gian là 01 năm 8 tháng được làm tròn là 02 năm.
+ Lương bình quân = (30.505.640 + 30.769.200 + 33.897.600 + 22.445.500) : 44 = 2.673.135 đồng
+ Mức bảo hiểm xã hội 1 lần = 2.673.135 x 1.5 x 2 + 2.673.135 x 2 x 2 = 18.711.945 đồng.
Có thể bạn quan tâm
- Dừng đèn đỏ sai làn đường phạt bao nhiêu?
- Sơ đồ hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm?
- Mẫu đơn tố cáo lừa đảo mới
- Mẫu biểu thông tư 40/2021/TT-BTC
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đóng bảo hiểm 15 năm rút được bảo nhiêu tiền”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, tra mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 2 thành viên, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thì người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người lao động cư trú (thường trú hoặc tạm trú) là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.