Trong tình hình hội nhập vào nền kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng và phát triển đa dạng các hoạt động sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau. Để cạnh tranh được trong thị trường, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra các chương trình khuyến mại, nhằm thu hút khách hàng, nâng cao hiệu quả tiêu thụ. vậy pháp luật quy định như thế nào về các hình thức khuyến mại, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết ” Phân tích các hình thức khuyến mại theo quy định của pháp luật hiện hành” ngay nhé.
Chào luật sư, tôi thấy hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng các hình thức khuyến mại khác nhau như mua 1 tặng 1, tặng gói vocher giảm giá, cho dùng thử sản phẩm… Vậy thì pháp luật quy định như thế nào về các hình thức khuyến mại này ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Khuyến mại là gì?
Theo khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005 thì khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
Trong đó, thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh;
– Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.
Các hình thức khuyến mại theo quy định của pháp luật
09 hình thức khuyến mại được quy định tại Điều 92 Luật Thương mại 2005 và được hướng dẫn tại Nghị định 81/2018/NĐ-CP như sau:
– Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.
– Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền.
– Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
– Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.
– Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
– Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
– Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác.
– Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
– Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận.
Phân tích các hình thức khuyến mại theo quy định của pháp luật hiện hành
Theo quy định tại Điều 88 Luật thương mại năm 2005 thì: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.”
Điều 92 Luật thương mại năm 2005; Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13 và Điều 14 Nghị định số 81/2018/ NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Hoạt động xúc tiến thương mại có quy định về các hình thức khuyến mại như sau:
Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.
Thực hiện hình thức này, thương nhân đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. Thông thường, hàng mẫu được sử dụng khi thương nhân cần giới thiệu một sản phẩm mới hoặc sản phẩm đã cải tiến. Do vậy, hàng mẫu đưa cho khách hàng dùng thử là hàng đang bán hoặc sẽ bán trên thị trường. Hàng mẫu phải là hàng có chất lượng, kiểu dáng như hàng hóa đang bán hoặc sẽ bán trên thị trường và nó thường có khối lượng nhỏ hơn so với khối lượng thông thường của sản phẩm. (Theo Điều 8 Nghị định số 81/2018/ NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Hoạt động xúc tiến thương mại).
Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền.
Theo Điều 9 Nghị định số 81/2018/ NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Hoạt động xúc tiến thương mại:
“Thương nhân thực hiện khuyến mại tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền theo cách thức sau:
1. Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền có kèm theo việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
2. Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền không kèm theo việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.”
Có thể thấy, tặng quà chính là việc thương nhân dùng quà tặng kèm theo hàng hóa để thu hút, lôi kéo khách hàng đến với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình. Quà tặng có thể đính kèm, có thể gói chung hoặc kèm theo bên ngoài gói hàng chính.
Hàng hóa, dịch vụ dùng làm quà tặng có thể là hàng hóa, dịch vụ mà thương nhân đang kinh doanh hoặc là hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác. Việc pháp luật cho phép sử dụng hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác để phát tặng là việc khuyến khích sự liên kết xúc tiến thương mại của các thương nhân nhằm khai thác lợi ích tối đa. Việc tặng quà trong trường hợp này không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ mà thương nhân còn có cơ hội quảng cáo, giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ của nhau.
Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã thông báo (khuyến mại bằng hình thức giảm giá).
Giảm giá là hành vi bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến mại với giá thấp hơn giá bán, giá cung ứng dịch vụ bình thường trước đó được áp dụng trong thời gian khuyến mại mà thương nhân đã đăng ký hoặc thông báo.
Có thể thấy, hình thức khuyến mại này rất hiệu quả trong việc tác động tới tâm lý khách hàng. Nó luôn có sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng mới và lôi kéo những người cũ đã từng sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân đó cung cấp sử dụng lại sản phẩm. Từ đó, sức mua đối với sản phẩm cũng tăng lên và ngày càng đem lại lợi nhuận cho các nhà sản xuất.
Bán hàng có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.
Người tiêu dùng khi mua hàng hóa, dịch vụ với một số lượng nhất định của thương nhân hay của một hãng sản xuất thì sẽ được phát hành kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ mà sẽ được hưởng một hay một số lợi ích nhất định từ việc mua hàng đó. Phiếu mua hàng thường có ý nghĩa giảm giả hoặc có mệnh giá nhất định để thanh toán cho những lần mua sau trong hệ thống bán hàng của thương nhân hay trong cơ sở kinh doanh khác mà thương nhân có sự liên kết.
Phiếu sử dụng dịch vụ có thể cho phép sử dụng dịch vụ miễn phí theo điều kiện do nhà cung cấp dịch vụ đưa ra.
Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
Khác với hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, việc bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng có thể mang lại giải thưởng hay không mang lại lợi ích cụ thể cho khách hàng, phụ thuộc vào kết quả dự thi của họ. Do đó, nó sẽ tác động đến tâm lý hiểu kì của người tiêu dùng, kích thích họ mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ do thương nhân cung cấp.
Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
Đây là hình thức khuyến mại mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham dự theo thể lệ và giải thưởng mà thương nhân đã công bố. Các sự kiện này có thể được tổ chức gắn liền hoặc tách rời với việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của khách hàng. Đây là cách tạo sức hấp dẫn đối với khách hàng, kích thích tâm lý muốn thử vật may của người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu không có sự quản lý chặt chẽ từ phía Nhà nước thì rất có thể dẫn đến sự lừa dối khách hàng để trục lợi.
– Hiện nay, pháp luật quy định việc mở thưởng chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải được tổ chức công khai theo thể lệ đã công bố, có sự chứng kiến của khách hàng và phải được lập thành biên bản.
Trong trường hợp giá trị giải thưởng từ 100 triệu đồng trở lên, thương nhân phải thông báo cho Sở thương mại nơi tổ chức khuyến mại (Điều 17 Nghị định số 81/2018/ NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Hoạt động xúc tiến thương mại)
Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức khác.
Theo quy định hình thức khuyến mại này được thực hiện trên các căn cứ trên số lượng hoặc giá trị mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức khác. Bởi vậy đây được xem là một hình thức tri ân khách hàng lớn, thường xuyên sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Hình thức này cũng là một trong số các hình thức khuyến mại không bị giới hạn giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại
Khi thực hiện hình thức này, thương nhân phải tuân theo các quy định tại điều 14 Nghị định số 81/2018/ NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Hoạt động xúc tiến thương mại như: Nội dung thông tin được thể hiện và lưu trữ trên thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức tương đương. .
Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại
Ngoài ra, thương nhân có thể tổ chức các hình thức khuyến mại khác như tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình khách hàng thường xuyên, giải trí, văn hóa, văn nghệ, các sự kiện vì mục đích khuyến mại
Mục tiêu chính của hình thức này là mang chương trình văn hóa nghệ thuật đến cho khách hàng từ đó thu hút được sự chú ý của họ tới hàng hóa, dịch vụ thương nhân cung ứng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Phân tích các hình thức khuyến mại theo quy định của pháp luật hiện hành“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh; Quy định tạm ngừng kinh doanh; ly hôn nhanh; dịch vụ thám tử; Công chứng tại nhà; đăng ký mã số thuế cá nhân; tuyên bố giải thể công ty; tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Quy trình kiểm điểm đảng viên mất thẻ đảng như thế nào?
- Hộ khẩu tập thể là gì?
- Lấy chồng công an được hưởng chế độ gì?
Câu hỏi thường gặp
Với tính chất là hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện, khuyến mại có các đặc điểm cơ bần sau đây:
– Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân. Để tăng cường cơ hội thương mại, thương nhân được phép tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mại, cũng có thể lựa chọn dịch vụ khuyến mại cho thương nhân khác để kinh doanh. Quan hệ dịch vụ này hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa thương nhân có nhu cầu khuyến mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ.
– Cách thức xúc tiến thương mại: là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Tuỳ thuộc vào mục tiêu của đợt khuyến mại, tuỳ thuộc vào trạng thái cạnh tranh, phản ứng của đối thủ cạnh tranh trên thương trường, tuỳ thuộc điều kiện kinh phí dành cho khuyến mại, lợi ích mà thương nhân dành cho khách hàng có thể là quà tặng, hàng mẫu để dùng thử, mua hàng giảm giá… Khách hàng được khuyến mại có thể là người tiêu dùng hoặc các trung gian phân phối, tuỳ thuộc từng chương trình khuyến mại.
– Mục đích của khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ. Đê thực hiện mục đích này, các đợt khuyến mại có thể hướng tới mục tiêu lôi kéo hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ của khách hàng, giới thiệu một sản phẩm mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa đến hàng hoá của doanh nghiệp, tăng lượng hàng đặt mua… thông qua đó tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hoá, dịch vụ.
– Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh;
-Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương.
– Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
– Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
– Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.
– Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
– Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.
– Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác.
– Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
– Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
– Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
– Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo quy định tại Nghị định 81/2018/NĐ-CP.