Chào Luật sư, tôi có nghe nói về lương tối thiểu và lương cơ sở. Vậy hai loại lương này khác nhau như thế nào? Phân biệt lương tối thiểu và lương cơ sở thế nào? Cách tính lương tối thiểu và lương cơ sở hiện nay ra sao? Tại sao lại có mức lương tối thiểu và lương cơ sở? Phân biệt lương tối thiểu và lương cơ sở thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng là hai mức lương thường được nhắc đến, nhiều nhất là trong lĩnh vực lao động và bảo hiểm. Hai mức lương này khác nhau như thế nào? Phân biệt lương tối thiểu và lương cơ sở thế nào? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Khái niệm lương tối thiểu và lương cơ sở
Mức lương cơ sở là mức lương được dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương; mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác nhau theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng theo quy định.
Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường; bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng; và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận.
Phân biệt lương tối thiểu và lương cơ sở thế nào?
Đối tượng áp dụng
Lương tối thiểu vùng: Người lao động trong các doanh nghiệp (ngoài khu vực Nhà nước)
Lương cơ sở:
– Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện;
– Cán bộ, công chức cấp xã;
– Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
– Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP;
– Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
– Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
– Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
– Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Mức độ ảnh hưởng
Lương tối thiểu
Khi lương tối thiểu vùng tăng, chỉ người lao động đang có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới được tăng lương.
Tăng mức đóng BHXH.
Lương cơ sở: Khi lương cơ sở tăng, mọi cán bộ, công chức, viên chức đều được tăng lương.
Chu kỳ thay đổi
Lương tối thiểu:
Không có quy định cụ thể về thời điểm tăng mức lương tối thiểu.
– Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Lương cơ sở: Không có chu kỳ thay đổi cố định, phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng của ngân sách Nhà nước.
Mức lương hiện nay
Lương tối thiểu:
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng quy định như sau:
– Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
– Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
– Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
– Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Lương cơ sở:
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng (theo khoản 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP).
Nguyên tắc trả tiền lương được quy định như thế nào?
Tại Điều 94 Bộ luật lao động có quy định:
- Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp; đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp; thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
- Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa; sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Người lao động được trả lương trực tiếp; đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt do thiên tai; hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục; nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; thì không được trả chậm quá 30 ngày. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động; do trả lương chậm được quy định như sau: Nếu thời gian người sử dụng lao động trả lương chậm dưới 15 ngày; thì không phải trả thêm cho người lao động.
Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên; thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng; do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Phân biệt lương tối thiểu và lương cơ sở thế nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; , tạm dừng công ty, thành lập công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư ?
- Của hồi môn là tài sản chung hay tài sản riêng ?
- Nhà mua trả góp trước khi cưới là tài sản chung hay riêng?
- Bị tai nạn lao động được nghỉ bao nhiêu ngày ?
Câu hỏi thường gặp
Dựa vào mức lương cơ sở và hệ số lương của các cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang để tính lương cho các đối tượng này.
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn đó.
Nếu doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc áp dụng mức lương tối thiểu tại vùng đó.
Lương cơ bản = Mức lương cơ sở x Hệ số lương