Kháng cáo kháng nghị là quyền đề nghị Toà án cấp trên trực tiếp xem xét lại bản án hay quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của những người tham gia tố tụng và Viện Kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Vậy việc phân biệt biệt kháng cáo, kháng nghị trong vụ án hình sự được quy định như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Kháng cáo là gì?
Bản án được tuyên ở phiên tòa sơ thẩm là bản án chưa có hiệu lực thi hành ngay. Do đó, trong khoảng thời gian là 15 ngày, nếu không đồng ý với phán quyết của bản án sơ thẩm thì các bên có quyền nộp đơn kháng cáo để yêu cầu xem xét lại bản án đó. Tuy nhiên, Những người có thẩm quyền khác cáo được quy định tại Điều 271 Bộ Luật tố tụng dân sự, cụ thể đó là:
Điều 271. Người có quyền kháng cáo
Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Như vậy, những người khởi kiện và người bị kiện, bên cạnh đó những người đại diện của họ cũng có quyền nộp đơn kháng cáo.
Kháng nghị là gì?
Kháng nghị là Hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án.
Kháng nghị là hoạt động áp dụng đối với những bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực thi hành hoặc đã có hiệu lực thi hành nhưng trong thời gian điều tra, truy tố, xét xử đã phát hiện sai sót, hay có những tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung bản án.
Phân biệt kháng cáo, kháng nghị trong vụ án hình sự
Đối tượng thực hiện
Kháng cáo
- Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ;
- Người bào chữa cho người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất;
- Nguyên đơn, bị đơn dân sự và người đại diện của họ khi liên quan đến bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự;
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người đại diện của họ;
- Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất;
- Người được Tòa án tuyên không có tội;
Kháng nghị
- Viện kiểm sát cùng cấp;
- Viện kiểm sát cấp trên.
Thời hạn
Kháng cáo
Đối với bản án sơ thẩm: 15 ngày kể từ ngày tuyên án;
Đối với quyết định sơ thẩm: 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định;
Kháng nghị
- Đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm:
- Viện kiểm sát cùng cấp: 15 ngày;
- Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp: 30 ngày;
- Đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm:
- Viện kiểm sát cùng cấp: 07 ngày;
- Viện kiểm sát cấp trên: 15 ngày;
Nội dung
Kháng cáo
- Thể hiện bằng Đơn kháng cáo với các nội dung:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Họ tên, địa chỉ người kháng cáo;
- Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo;
Kháng nghị
- Thể hiện bằng quyết định kháng nghị với các nội dung:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định, số của quyết định kháng nghị;
- Tên Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;
- Kháng nghị toàn bộ hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm;
- Lý do, căn cứ và yêu cầu của Viện kiểm sát;
- Họ tên, chức vụ của người ký quyết định;
Phạm vi
Kháng cáo
- Bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Phần bản án, quyết định liên quan đến bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự;
- Căn cứ mà bản án xác định không có tội;
- Áp dụng trong thủ tục phúc thẩm.
Kháng nghị
- Bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Áp dụng trong thủ tục: Phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
Kháng cáo và kháng nghị có điểm gì giống nhau?
Kháng cáo, kháng nghị đều là thủ tục tố tụng sau khi có bản án, quyết định sơ thẩm nên kháng cáo và kháng nghị
Đều là việc xem xét lại nội dung của bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án sơ thẩm;
Với những phần của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành trừ các trường hợp được cho thi hành ngay:
- Bị cáo đang bị tạm giam nhưng Tòa án sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, tuyên bị cáo không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, hình phạt không phải hình phạt tù, được hưởng án treo, thời gian phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian đã tạm giam;
- Hình phạt cảnh cáo;
Là quyền đề nghị Toà án cấp trên trực tiếp xem xét lại bản án hay quyết định
Nhằm đảo bảo vụ án được diễn ra đúng pháp luật, đúng người đúng tối.
Chỉ một số chủ thể mới có quyền kháng cáo, kháng nghị.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục yêu cầu tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự
- Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của Tòa án?
- Các tranh chấp hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Phân biệt kháng cáo, kháng nghị trong vụ án hình sự . Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng; nhằm khai báo về những sự việc cần xác minh trong vụ án. Lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng; để xác định sự thật của vụ án hình sự.
Người làm chứng có thể trực tiếp chứng kiến vụ án; trực tiếp biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án mà không thông qua một khâu trung gian nào; hoặc họ có thể được nghe người khác kể lại. Thông thường; lời khai của người làm chứng có tính trung thực; khách quan cao.
Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Do đó; nếu người thân thích của người làm chứng biết được tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.
Để thu thập chứng cứ; người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa. Chứng cứ của Luật sư thu thập và đưa ra nhằm chứng minh; có giá trị “gỡ tội”; mang tính phản biện cao (một phần hoặc toàn bộ) đối với chứng cứ buộc tội và luận điểm của cơ quan tiến hành tố tụng.