Phân biệt đối xử được hiểu là việc cha mẹ đối xử một cách không công bằng, bình đẳng giữa các con trong quá trình nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ. Tình trạng này thường xảy ra giữa con đẻ với con nuôi; do không cùng quan hệ huyết thống. Vậy hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ bị xử lý thế nào? Trong nội dung bài viết này; phòng tư vấn Luật hôn nhân của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Pháp luật nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ
Pháp luật nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử giữa các con trong gia đình; cụ thể được quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật nuôi con nuôi 2010 như sau:
Điều 13. Các hành vi bị cấm
3, Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
Có thể hiểu, phân biệt đối xử được hiểu là việc cha mẹ đối xử một cách không công bằng, bình đẳng giữa các con trong quá trình nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ; đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Theo đó, trong một gia đình có cả con nuôi và con đẻ; thì con nuôi cũng được hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như con đẻ. Các con sẽ được cha mẹ thương yêu, tôn trọng; đối xử bình đẳng; được thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; có quyền được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức; quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
Hậu quả của việc phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ
Phân biệt đối xử giữa các con là hành vi vi phạm pháp luật; người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Về mặt tâm lý của đứa trẻ; khi ý thức được việc mình đang bị phân biệt đối xử; đứa trẻ sẽ nảy sinh tâm lý phản kháng, đòi hỏi được đối xử bình đẳng; đồng thời có cảm giác ức chế và suy nghĩ tiêu cực về bản thân cũng như về phía người đã phân biệt đối xử với mình. Cùng rất nhiều hệ quả xấu khác về mặt tâm lý và hành vi sau này của người đó. Đứa trẻ dù ở độ tuổi nào, có thể phải hứng chịu những tổn thương tâm lý nhất định; ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của trẻ và lối sống sau này khi đã trưởng thành.
Hơn nữa, việc phân biệt đối xử giữa các con có thể trực tiếp vi phạm đến quyền cơ bản của trẻ; như vi phạm quyền về được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức; quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa; tham gia hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa, xã hội…
Phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ bị xử lý thế nào?
Để đảm bảo cho trẻ em lớn lên hoàn thiện và phát triển một cách toàn diện cả về trí tuệ lẫn nhân cách; pháp luật nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử. Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 62. Hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi
1, Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi;
Như vậy, theo quy định trên, nếu cha mẹ có hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; cụ thể là hành vi đối xử một cách không công bằng, bình đẳng giữa các con trong quá trình nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ; thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Vừa mới ly hôn có được kết hôn không?
Câu hỏi thường gặp
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.
Người được nhận làm con nuôi phải đáp ứng điều kiện:
+ Trẻ em dưới 16 tuổi
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
+ Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.