Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Vũ Văn Tuấn, tôi có một người bạn vừa rồi trong một lần nhậu say không kiềm chế được đã cầm dao định chém anh Linh – chủ quán bia. Tuy nhiên lúc đó mọi người xung quanh ngăn lại nên may không có thương vong xảy ra, tất nhiên là anh bạn tôi vẫn bị kiện vì hành vi của mình. Từ đây tôi băn khoăn với những trường hợp phạm tội chưa đạt như của bạn tôi thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật ra sao. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Phạm tội chưa đạt là gì?
Theo Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
“Điều 15: Phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”
Phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Theo Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
Như vậy, phạm tội chưa đạt chỉ đặt ra với các tội do lỗi cố ý, đồng thời người phạm tội chưa đạt sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
Phạm tội chưa đạt được chia làm 02 dạng: phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành (chưa đạt về hậu quả, chưa hoàn thành về hành vi): Người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan mà chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm, do đó, hậu quả của tội phạm đã không xảy ra.
Ví dụ: A cầm dao xông đến định đâm B thì có người ngăn cản, A không thể thực hiện hành vi của mình. Hành vi này của A là hành vi phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.
Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: Người phạm tội đã thực hiện được hết những hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả, nhưng hậu quả đã không xảy ra do nguyên nhân ngoài ý muốn.
Ví dụ: A dùng dao đâm nhiều lần vào các vị trí quan trọng trên người B để giết người sau đó bỏ đi. B được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời nên không chết. Hành vi này của A là hành vi phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
Quyết định hình phạt khi phạm tội chưa đạt như thế nào?
Điều 57 Bộ luật Hình sự quy định về việc quyết định hình phạt với hành vi phạm tội chưa đạt như sau:
– Hình phạt đối với hành vi phạm tội chưa đạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
– Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.
Trường hợp người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt:
Theo khoản 3 Điều 102 Bộ luật Hình sự, mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt là không quá 1/3 mức hình phạt cao nhất. Trong đó:
+ Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá 1/2 thời hạn mà điều luật quy định (theo khoản 1 Điều 100).
+ Nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định (theo khoản 2 Điều 101).
Phân biệt giữa phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?
Nguyên nhân tác động
Nguyên nhân tác động đến tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là do chủ quan, tự ý chí của người thực hiện việc phạm tội. Điều kiện để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi:
– Việc chấm dứt thực hiện ý định hoặc hành vi phạm tội của người phạm tội phải “tự nguyện” và “dứt khoát”, có nghĩa người đó phải từ bỏ thực sự ý định phạm tội hoặc hành vi phạm tội mà họ đã bắt đầu, chứ không phải tạm thời dừng lại chốc lát để chờ cơ hội, điều kiện thuận lợi khác hay chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ hơn công cụ, phương tiện phạm tội sẽ tiếp tục phạm tội;
– Việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải và chỉ xảy ra trong trường hợp tội phạm được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, chứ không thể xảy ra ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành hay giai đoạn tội phạm hoàn thành;
– Điều kiện khách quan không có gì ngăn cản việc thực hiện, nếu người phạm tội muốn thực hiện tội phạm, họ hoàn toàn có thể tiến hành được. Như vậy, nếu người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là xuất phát từ do ý muốn chủ quan của bản thân họ quyết định không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa nên ở góc độ nào đó, hành vi này được xem là đã mất tính nguy hiểm cho xã hội.
Trong khi đó, đối với hành vi phạm tội chưa đạt việc người phạm tội không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa lại là do nguyên nhân khách quan tác động (chứ không phải do chủ quan như tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội) mà không thực hiện được tội phạm đến cùng.
Hậu quả pháp lý
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự trên những cơ sở chung
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội lại không phải chịu trách nhiệm hình sự mà họ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm (nếu hành vi phạm tội của họ không cấu thành tội phạm khác, còn trường hợp nếu cấu thành tội phạm khác, thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự trên những cơ sở chung tương ứng).
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật sư bào chữa cho người bị khởi tố hình sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ Đổi tên căn cước công dân,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Phạm tội giết người chưa đạt là gì theo quy định 2022?
- Giết người chưa đạt và cố ý gây thương tích bị xử lý như thế nào?
- Phân biệt phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Câu hỏi thường gặp
Về thời điểm:
– Thời điểm bắt đầu của giai đoạn phạm tội chưa đạt: Là thời điểm bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan(ví dụ hành vi nhặt dao để đâm nạn nhân)
– Thời điểm kết thúc của phạm tội chưa đạt: Là thời điểm hành vi phạm tội phải dừng lại khi nó chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu trong mặt khách quan của CTTP. Bao gồm một trong các trường hợp sau:
+ Can phạm đã thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan
+ Can phạm chưa thực hiện hết các hành vi khách quan đối với tội phạm có CTTPHT mà có nhiều hành vi khách quan(ví dụ tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản can phạm mới thực hiện được hành vi bắt cóc con tin)
+ Can phạm đã thực hiện hết hành vi khách quan nhưng hậu quả chưa xảy ra với CTTP vật chất (ví dụ tội trộm cắp tài sản nhưng chưa lấy được tài sản)
Về tâm lý: Việc can phạm phải dừng lại ở thời điểm trên là do các nguyên nhân khách quan, các nguyên nhân ấy có thể là do: Nạn nhân tránh được, hoặc bị người khác ngăn chặn, hoặc không có đối tượng tác động, hoặc công cụ, phương tiện vô hiệu như đạn không nổ, thuốc độc không có giá trị sử dụng.
Điều 18 Bộ luật Hình sự quy định: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.”
Khoản 2 Điều 52 Bộ luật Hình sự quy định giống như giai đoạn CBTP. Đó là: “Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt đựơc quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng”
Khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự quy định: “nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”
Căn cứ Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
…”
Theo quy định tội trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng và thuộc một trong các trường hợp theo quy định nêu trên thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp, nếu người vi phạm mà các anh bắt được thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức phạt tù đối với hành vi phạm tội chưa đạt không quá 3/4 mức phạt tù theo quy định về tội trộm cắp tài sản.