Xin chào Luật sư X. Con trai tôi chuẩn bị hết hạn tù. Tôi rất muốn con mình hòa nhập cộng đồng nhanh hơn. Vậy luật sư cho tôi hỏi phạm nhân có được tư vấn tình cảm trước khi ra tù hay không? Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ phía luật sư. Trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Phạm nhân có được tư vấn tình cảm trước khi ra tù hay không?. Mời bạn cùng đón đọc.
Nghị định 49/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng
Nội dung tư vấn
Phạm nhân là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án Hình sự 2019. Phạm nhân được định nghĩa như sau:
2. Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.
Quyền của phạm nhân
Phạm nhân có các quyền sau đây:
– Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;
– Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;
– Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;Được lao động, học tập, học nghề;
– Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
– Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;
– Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
– Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
– Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;
– Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.
Nghĩa vụ của phạm nhân
Phạm nhân có các nghĩa vụ sau đây:
– Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;
– Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;
– Lao động, học tập, học nghề theo quy định;
– Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì phải bồi thường.
Phạm nhân có được tư vấn tình cảm trước khi ra tù hay không?
Căn cứ theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Nghị định 49/2020/NĐ-CP. Quy định về tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân như sau:
1. Trong khoảng thời gian hai tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc sau khi có kết quả thẩm định nhất trí đề nghị đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện của cơ quan có thẩm quyền, các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân.
2. Tư vấn tâm lý nhằm cung cấp cho phạm nhân kiến thức, giúp họ định hướng và nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Nội dung tư vấn bao gồm:
a) Tư vấn tình cảm, hôn nhân, gia đình, sức khỏe; phòng, chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội;
b) Tư vấn xóa bỏ mặc cảm, tự ti; xây dựng ý chí, niềm tin, khả năng ứng phó, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng;
c) Tư vấn về lao động, việc làm, sử dụng các ngành nghề đã được học, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác có liên quan.
Như vậy, có thể thấy phạm nhân được tư vấn tình cảm trước khi ra tù để tái hòa nhập cộng đồng.
Trước thời điểm hết hạn tù 02 tháng, phạm nhân sẽ được tư vấn các vấn đề về tình cảm, hôn nhân, gia đình, sức khỏe; phòng, chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội; hỗ trợ xây dựng tinh thần lạc quan, không mặc cảm, tự ti.
Tư vấn tâm lý còn bao gồm tư vấn các lao động, việc làm, sử dụng các ngành nghề đã được học, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác có liên quan. Việc tư vấn này nhằm mục đích cho phạm nhân có thể định hướng, nâng cao khả năng tự giải quyết với các khó khăn khi hòa nhập cộng đồng.
Có những phương pháp tư vấn tình cảm nào cho phạm nhân trước khi tái hòa nhập cộng đồng?
Theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 49/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
3. Phương pháp tư vấn tâm lý cho phạm nhân:
a) Các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức cho phạm nhân đăng ký nhu cầu tư vấn bằng phiếu nêu các nội dung cần được tư vấn hoặc chủ động phát hiện các vướng mắc cần được tư vấn của phạm nhân, từ đó phân công cán bộ có kinh nghiệm, hiểu biết về các lĩnh vực để tư vấn trực tiếp cho phạm nhân. Có thể tư vấn riêng cho từng phạm nhân hoặc tư vấn nhóm cho số phạm nhân có cùng nội dung tư vấn;
b) Việc tổ chức tư vấn riêng phải được thực hiện trong các phòng tư vấn, có trang bị bàn ghế làm việc và các phương tiện cần thiết phục vụ cho việc tư vấn.
Theo quy định nêu trên, cơ sở giam giữ tổ chức tư vấn tâm lý cho phạm nhân có thể tư vấn tình cảm riêng cho từng phạm nhân hoặc tư vấn nhóm cho số phạm nhân.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Phạm nhân có được tư vấn tình cảm trước khi ra tù hay không?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Thủ tục tặng cho nhà đất; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Phậm nhân ra tù được nhận hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam.
Số tiền này gồm: Số tiền từ quỹ hòa nhập cộng đồng do Giám thị trại giam quyết định và Số tiền tàu xe, tiền ăn được cấp cho phạm nhân trong thời gian đi đường trở về nhà;
Ngoài số tiền này ra, bạn của bạn vẫn có thể được nhận số tiền công từ quá trình lao động trong trại giam, số tiền thưởng trong quá trình giam giữ được nhận (Điều 32, Điều 34 Luật Thi hành án hình sự 2015).
Phậm nhân trước khi ra tù sẽ được nhận hỗ trợ các thủ tục pháp lý.
Phạm nhân sẽ được nhận những tư vấn, hỗ trợ giải quyết các thủ tục pháp lý vướng mắc từ các cá nhân, cơ quan có chuyên môn. Ví dụ: cán bộ của ngành Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Hội Luật gia, Hội Liên hiệp Thanh niên, trường đại học, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm dịch vụ việc làm…
Có thể đề nghị giải đáp tất cả các vướng mắc về vấn đề pháp lý, định hướng nghề nghiệp với những người hỗ trợ để được giải quyết nhanh chóng, kịp thời.
Trước khi ra tù, phạm nhân được định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm.
Thông thường, dựa trên nhu cầu của phạm nhân, thị trường lao động, trước ít nhất là 03 tháng trước thời điểm ra tù, sẽ được đào tạo nghề hoặc đào tạo nâng cao tay nghề;
Kết thúc quá trình đào tạo, phạm nhân sẽ được cấp chứng chỉ đào tạo từ các tổ chức, cơ quan, đơn vị chức năng được trại giam mời về giảng dạy.