Phạm nhân hay tù nhân là những người phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự, đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân dưới bản án của cơ quan có thẩm quyền là Tòa án nhân dân các cấp ra Quyết định. Trong quá trình chấp hành án, phạm nhân sẽ bị tước đi một số quyền của công dân nhưng vẫn được liên lạc với thân nhân của mình. Trường hợp phạm nhân muốn liên lạc với thân nhân thì bằng cách nào? Phạm nhân có được dùng điện thoại không?
Căn cứ pháp lý
- Luật Thi hành án hình sự 2019
- Thông tư 182/2019/TT-BCA
- Thông tư 10/2020/TT-BCA
- Thông tư 14/2020/TT-BCA
Phạm nhân có được dùng điện thoại không?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định về việc phạm nhân liên lạc với thân nhân bằng điện thoại như sau:
“1. Các cơ sở giam giữ phạm nhân phối hợp với cơ quan bưu chính viễn thông địa phương lắp đặt máy điện thoại cố định có dây hoặc không dây và tổ chức cho phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân. Cước phí gọi điện thoại được tính theo giá của cơ quan bưu chính viễn thông và do phạm nhân chi trả từ tiền lưu ký theo hình thức ký sổ hoặc các nguồn tương trợ khác nhưng phải được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân.
2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 76 Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Phạm nhân được khen thưởng bằng hình thức “tăng số lần được liên lạc bằng điện thoại” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì được liên lạc với thân nhân bằng điện thoại thêm 01 lần trong tháng và không quá 10 phút. Trường hợp cấp bách, căn cứ nội dung đơn trình bày của phạm nhân, quản giáo phụ trách đội có trách nhiệm đề xuất Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết phạm nhân được liên lạc bằng điện thoại với thân nhân nhưng không quá 10 phút.
3. Khi liên lạc bằng điện thoại với thân nhân, phạm nhân phải liên lạc đúng số điện thoại và nội dung đã đăng ký tại sổ theo dõi phạm nhân liên lạc với thân nhân bằng điện thoại; phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trừ phạm nhân là người dân tộc thiểu số hoặc phạm nhân là người nước ngoài không biết tiếng Việt.
4. Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân được bố trí giam giữ riêng hoặc đang bị thi hành kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể hạn chế việc liên lạc bằng điện thoại với thân nhân nhưng không quá 03 tháng. Cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm thông báo việc hạn chế liên lạc điện thoại cho phạm nhân và thân nhân phạm nhân biết để thực hiện.
5. Phạm nhân đang bị điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội khác thì không được liên lạc với thân nhân bằng điện thoại. Cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm thông báo việc phạm nhân không được liên lạc với thân nhân bằng điện thoại cho phạm nhân và thân nhân phạm nhân biết để thực hiện.
6. Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân bố trí địa điểm để phạm nhân gọi điện thoại và cử cán bộ giám sát chặt chẽ nội dung trao đổi của phạm nhân với thân nhân khi liên lạc điện thoại. Nếu phát hiện nội dung trao đổi không đúng với đăng ký thì phải dừng cuộc gọi, trường hợp xét thấy cần thiết phải lập biên bản, đề xuất xử lý kỷ luật.
7. Cán bộ giám sát phải có sổ theo dõi, cập nhật thông tin về việc tổ chức cho phạm nhân liên lạc với thân nhân bằng điện thoại.”
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 182/2019/TT-BCA còn quy định là trong trường hợp gia đình thân nhân phạm nhân gặp thiên tai, địch họa; có thân nhân hy sinh, từ trần, bị bệnh nặng; phạm nhân không còn thuốc do thân nhân bảo đảm để sử dụng theo đơn chỉ định của cơ quan y tế hoặc các trường hợp đặc biệt khác thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cho phạm nhân điện thoại liên lạc với thân nhân nhưng không được quá thời lượng cho 01 lần liên lạc theo quy định.
Như vậy. căn cứ theo quy định trên thì phạm nhân được phép sử dụng trong trại giam. Tuy nhiên chỉ được phép sử dụng điện thoại điện thoại cố định có dây hoặc không dây do cơ sở giam giữ phạm nhân phối hợp với cơ quan bưu chính viễn thông địa phương.
Thời gian được phép dùng điện thoại của phạm nhân là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì thời gian liên lạc của phạm nhân với thân nhân được quy định như sau:
“2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này”.
Ngoài ra, nếu phạm nhân là người dưới 18 tuổi thì sẽ được hưởng thời gian liên lạc bằng điện thoại theo khoản 2 Điều 76 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:
“2. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được liên lạc bằng điện thoại trong nước với thân nhân không quá 04 lần trong 01 tháng, mỗi lần không quá 10 phút, có sự giám sát của cán bộ trại giam và tự chịu chi phí.”
Theo đó, phạm nhân được phép sử dụng điện thoại không quá 10 phút cho một lần gọi. Bên cạnh đó, phạm nhân chấp hành tốt Nội quy cơ sở giam giữ, có thành tích trong lao động, học tập thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định tăng thêm mỗi tháng 01 lần không quá 10 phút
Phạm nhân có được mang điện thoại của mình vào trong tù không?
Theo khoản 9 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BCA quy định về đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ phạm nhân và việc thu giữ xử lý đồ vật cấm thì phạm nhân bị cấm mang vào trại giam các loại thiết bị thông tin liên lạc cá nhân, phương tiện ghi âm, ghi hình.
Theo đó, phạm nhân sẽ không được mang điện thoại vào trại giam (vào tù).
Trong trường hợp người có thẩm quyền phát hiện phạm nhân mang điện thoại vào trại giam khi chưa được sự cho phép thì căn cứ theo Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BCA:
– Khi phát hiện phạm nhân, cá nhân, tổ chức có hành vi đưa vào, tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm trong cơ sở giam giữ, cán bộ có trách nhiệm phải lập biên bản vi phạm và tạm giữ đồ vật cấm, ghi lời khai người vi phạm và người làm chứng. Trong biên bản thu giữ phải mô tả đúng thực trạng số lượng, trọng lượng, chủng loại, hình dáng, kích thước, màu sắc và các đặc điểm khác của vật cấm, đồng thời, niêm phong đồ vật cấm (đối với đồ vật cần niêm phong).
– Đồ vật cấm đã thu giữ phải được phải bảo quản nguyên vẹn, có biên bản giao nhận và sổ sách ghi chép đầy đủ, không để mất mát, hư hỏng.
– Cơ sở giam giữ có trách nhiệm bố trí kho lưu giữ và cán bộ quản lý đồ vật cấm theo quy định.Chế độ gặp và liên lạc điện thoại với thân nhân đối với người dưới 18 tuổi
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 76 Luật thi hành án hình sự năm 2019:
– Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân không quá 03 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ. Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân, Giám thị trại giam quyết định kéo dài thời gian gặp nhưng không quá 24 giờ.
- Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng.
– Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được liên lạc bằng điện thoại trong nước với thân nhân không quá 04 lần trong 01 tháng, mỗi lần không quá 10 phút, có sự giám sát của cán bộ trại giam và tự chịu chi phí.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 182/2019/TT-BCA còn quy định thêm:
“…Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy cơ sở giam giữ, có thành tích trong lao động, học tập thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định tăng thêm mỗi tháng 01 lần không quá 10 phút.
Trong trường hợp gia đình thân nhân phạm nhân gặp thiên tai, địch họa; có thân nhân hy sinh, từ trần, bị bệnh nặng; phạm nhân không còn thuốc do thân nhân bảo đảm để sử dụng theo đơn chỉ định của cơ quan y tế hoặc các trường hợp đặc biệt khác thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cho phạm nhân điện thoại liên lạc với thân nhân nhưng không được quá thời lượng cho 01 lần liên lạc theo quy định”.
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Phạm nhân có được dùng điện thoại không?”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, dịch vụ công chứng tại nhà, hồ sơ xin trích lục bản đồ địa chính, trích lục ghi chú kết hôn, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 để được nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân mới năm 2022
- Phạm nhân cao tuổi có được miễn lao động khi chấp hành án tù?
- Được gửi quà cho phạm nhân bị giam giữ đường bưu chính không?
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BCA quy định như sau:
“1. Khi phát hiện phạm nhân, cá nhân, tổ chức có hành vi đưa vào, tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm trong cơ sở giam giữ, cán bộ có trách nhiệm phải lập biên bản vi phạm và tạm giữ đồ vật cấm, ghi lời khai người vi phạm và người làm chứng. Trong biên bản thu giữ phải mô tả đúng thực trạng số lượng, trọng lượng, chủng loại, hình dáng, kích thước, màu sắc và các đặc điểm khác của vật cấm, đồng thời, niêm phong”
Trong trường hợp hành vi đưa vào, tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm trong trại giam có dấu hiệu tội phạm thì Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu, sau đó chuyển Cơ quan điều tra có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với hành vi đưa vào, tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm trong trại tạm giam, nhà tạm giữ có dấu hiệu tội phạm thì Giám thị trại tạm giam, trưởng nhà tạm giữ có văn bản đề nghị và chuyển ngay hồ sơ vi phạm, vật chứng cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. (Khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2020/TT-BCA)
Phạm nhân đang bị phạt giam tại buồng kỷ luật, bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm khác thì không được liên lạc điện thoại với thân nhân. (Khoản 4 Điều 13 Thông tư 182/2019/TT-BCA)
Phạm nhân không được dùng điện thoại trong các trường hợp sau:
– Điện thoại là vật bị cấm
– Nội dung cuộc gọi, số điện thoại không đúng với đăng ký.
– Phạm nhân đang bị phạt giam tại buồng kỷ luật, bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm khác thì không được liên lạc điện thoại với thân nhân.
– Gọi quá số lần quy định trong một tháng hoặc quá thời lượng cuộc gọi theo quy định.