Xin chào Luật sư X. Nhà em có một bác đang chấp hành án phạt tù. Tuy nhiên vì mắc bệnh hiểm nghèo nên bác đã mất. Vậy khi phạm nhân chết trong tù người nhà được nhận xác để mai táng? Rất mong nhận được phản hồ sớm nhất từ phía luật sư. Trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Phạm nhân chết trong tù người nhà được nhận xác để mai táng?. Mời bạn cùng đón đọc.
Nội dung tư vấn
Phạm nhân chết trong tù người nhà được nhận xác để mai táng?
Tại Khoản 3 Điều 56 Luật Thi hành án hình sự 2019. Về thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết được quy định như sau:
3. Trường hợp thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân có đơn đề nghị được nhận tử thi hoặc hài cốt của phạm nhân và tự chịu chi phí, thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể xem xét, giải quyết, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Việc nhận hài cốt chỉ được giải quyết sau thời hạn 03 năm kể từ ngày mai táng. Trường hợp phạm nhân là người nước ngoài thì việc nhận tử thi hoặc hài cốt phải được cơ quan quản lý thi hành án hình sự xem xét, quyết định.
Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành, nếu như người nhà có đơn đề nghị nhận tử thi (xác) thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể xem xét, giải quyết.
Phạm nhân là người nước ngoài chết có cần báo cho cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch không?
Tại Khoản 1 Điều 56 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định về vấn đề phạm nhân là người nước ngoài chết như sau:
…
Trường hợp phạm nhân là người nước ngoài, Giám thị trại giam phải báo ngay cho cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi có phạm nhân chết để xác định nguyên nhân; đồng thời báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trại giam có trách nhiệm tổ chức mai táng.
Theo đó, trong trường hợp phạm nhân là người nước ngoài chết thì phải báo cho cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch.
Quy định chung về giải quyết trường hợp phạm nhân chết
Điều 56 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết. Theo đó:
– Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước nơi phạm nhân chết có trách nhiệm báo cáo cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm số nhân dân cấp huyện, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi có phạm nhân chết để xác định nguyên nhân.
Đối với phạm nhân là người nước ngoài, Giám thị trại giam có trách nhiệm báo cáo cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi có phạm nhân chết để xác định nguyên nhân; đồng thời báo cáo cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch
– Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện làm thủ tục đăng lý khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chết và thông báo cho thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân trước khi làm thủ tục mai táng.
– Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép làm thủ tục mai táng người chế thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo về việc mai táng cho thân nhân hoặc người đại diện của phạm nhân. Trường hợp thân nhân của người chết có đơn đề nghị bàn giao tử thi đó cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh trật tự và vệ sinh môi trường.
– Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà thân nhận của phạm nhân không nhận thì trại giam trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức mai táng và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án.
– Nếu thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân có đơn đề nghị được nhận tử thi hoặc hài cốt của phạm nhân và tự chịu chi phí thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể xem xét, giải quyết. Trường hợp phạm nhân là ngời nước ngoài thì việc nhận tử thi và hài cốt phải được Cơ quan quản lý thi hành án hình sự xem xét, quyết định.
Ai chịu trách nhiệm nếu phạm nhân chết tại trại giam vì lý do chủ quan?
Trong thực tế có nhiều trường hợp phạm nhân chết tại các cơ sở giam giữ với nguyên nhân là tự sát. Mỗi buồng giam có khá đông người và cán bộ, chiến sĩ thường xuyên theo dõi thế nhưng vẫn có sự cố phạm nhân tự tử. Đề ra sai sót như vậy có thể do người có trách nhiệm quản lý, theo dõi phạm nhân không làm tròn chức trách, phạm nhân chết không biết hay phạm nhân có tư tưởng tiêu cực nhưng không biết, không quan tâm.
Trường hợp phạm nhân chết tại cơ sở giam giữ, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện có trách nhiệm báo cáo cho các cơ quan quy định tại Điều 56 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 để xác định nguyên nhân. Nếu nguyên nhân là tự tử, cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra rõ tất cả các đối tượng có liên quan bao gồm tủ nhân và các cán bộ quản giáo, giám thị trại giam.
Nếu phát hiện vi phạm hay bỏ sót các quy trình quản lý, giám sát thì tùy vào mức độ, các cá nhân liên quan có thể bị xử lý. Nếu để phạm nhân chết là sai phạm nghiêm trọng, cán bộ, chiến sĩ có thể bị tước danh hiệu Công anh nhân dân hoặc bị truy tố theo Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015 tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Phạm nhân chết trong tù người nhà được nhận xác để mai táng?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Thủ tục tặng cho nhà đất; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án Hình sự 2019. Phạm nhân được định nghĩa như sau:
2. Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.
Khoản 1 Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về chế độ lao động của phạm nhân như sau:
Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
Khoản 4 Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về chế độ lao động của phạm nhân, theo đó phạm nhân sẽ được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây:
– Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận;
– Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế;
– Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận;
– Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.