Để trở thành công chức Tư pháp – Hộ tịch phải đáp ứng được những tiêu chuẩn theo quy định pháp luật hiện hành, theo đó công chức tư pháp hộ tịch phải thỏa mãn những điều kiện chung theo quy định tại điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP về Công chức xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó, cần phải đáp ứng. Vậy phẩm chất đạo đức của công chức tư pháp – hộ tịch được quy định như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Công chức tư pháp – hộ tịch là gì?
Công chức Tư pháp – Hộ tịch là chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã về công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; nuôi con nuôi; hộ tịch; chứng thực; bồi thường nhà nước; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Về tiêu chuẩn chung để trở thành công chức Tư pháp – Hộ tịch:
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP quy định thì người làm công chức Tư pháp -hộ tịch cần có những tiêu chuẩn chung như sau:
- Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
- Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
- Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.
Ngoài ra căn cứ theo điều 1 Thông tư 13/2019/ Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng dẫn quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thì công chức Tư pháp-hộ tịch cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau
Về độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
Về trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế
– xã hội đặc biệt khó khăn;
Về trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông.
Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức tư pháp – hộ tịch
Khoản 6 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định nhiệm vụ Công chức Tư pháp – hộ tịch như sau:
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;
Thẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn;
Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi; số lượng, chất lượng về dân số trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa – xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn;
Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; xử lý vi phạm hành chính, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hộ tịch trên địa bàn;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
Phẩm chất đạo đức của công chức tư pháp – hộ tịch
- Về chuẩn mực thứ nhất: Với Tổ quốc – Trung thành, phấn đấu vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- Về chuẩn mực thứ hai: Với nhân dân – Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân; phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân
- Về chuẩn mực thứ ba: Với công tác tư pháp – Trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, kỷ cương, phụng công, thủ pháp, chí công vô tư
- Về chuẩn mực thứ tư: Với đồng nghiệp – Đoàn kết, thân ái, hợp tác, cùng tiến bộ
- Về chuẩn mực thứ năm: Với bản thân – Nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, thượng tôn pháp luật
Mời bạn thêm bài viết
- Công chức sắp được nhận thêm tiền khi nghỉ hưu trước tuổi?
- Khi nào công chức được nâng bậc lương trước thời hạn?
- Công chức dùng bằng giả có bị đuổi việc không?
- Cán bộ không chuyên trách cấp xã là gì?
Thông tin liên hệ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Phẩm chất đạo đức của công chức tư pháp – hộ tịch″. Nếu quý khách có nhu cầu dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự; thủ tục tạm dừng công ty; cách tra cứu thông tin quy hoạch, giải thể công ty cổ phần hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, tại khoản 2 Điều 72 Luật Hộ tịch 2014 quy định công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã phải có các tiêu chuẩn sau đây:
– Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;
– Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng công việc tư pháp, hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố trí công chức tư pháp – hộ tịch đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên trách.
Công chức Hộ tich- tư pháp giúp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Cụ thể công chức Tư pháp-hộ tịch có trách nhiệm tham mưu cho UBND ban hành tất cả các loại văn bản liên quan đến quản lý nhà nước tại địa phương.
Công chức Tư pháp – Hộ tịch còn phối hợp với cơ quan khác như Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan Thi hành án Hình sự, tổ chức hành nghề công chứng, để tống đạt các văn bản giấy tờ của đương sự, quản lý hồ sơ án treo tại địa phương, cải tạo không giam giữ, giáo dục trẻ dưới vị thành niên…