Xin chào Luật sư X, trong lúc tức giận, tôi đã lấy đá đập vào cửa nhà hàng xóm và gây hỏng nặng cho cái cửa đó. Hàng xóm yêu cầu bồi thường nếu không sẽ làm đơn kiện tôi lên cơ quan có thẩm quyền thì tôi có bị làm sao không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, Phá hoại hay hủy hoại tài sản của người khác tùy vào mức độ sẽ có các hình thức xử phạt khác nhau. Vậy phá hoại tài sản của người khác thì bị xử lý như thế nào? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Hành vi phá hoại tài sản người khác phải bồi thường như thế nào?
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì trách nhiệm bồi thường được quy định như sau:
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Về căn cứ chứng minh: bạn cần phải chứng minh được thiệt hại của máy rút tiền, ví dụ như những người làm chứng là đã nhìn thấy những đối tượng đến phá hoại tài sản của bạn; xác nhận của công an về thiệt hại cụ thể.
Về việc hành vi có cấu thành tội phạm hay không, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì hành vi đập phá tài sản người khác được quy định như sau:
Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức; ….
Các yếu tố cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác
Khách thể: tội phạm này xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản
Chủ thể: là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ đã đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật. Theo quy định người nào từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này khi mức độ tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Mặt khách quan:
Hành vi khách quan: làm hư hỏng tài sản, thể hiện bằng các hành vi như: đập, phá, đốt…
Hậu quả: tài sản bị hư hỏng- là làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản và giá trị sử dụng bị giảm đó có thể khôi phục được (có thể khôi phục lại như cũ, nhưng có thể chỉ khôi phục lại được một phần).
Hậu quả là yếu tố bắt buộc phải có ở tội này, nếu chưa có hậu quả xảy ra thì chưa cấu thành tội phạm và tội phạm này cũng không có giai đoạn phạm tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội.
Mặt chủ quan: Tội phạm thực hiện với lỗi cố ý.
Phá hoại tài sản của người khác dưới 2 triệu có bị xử lý hình sự không?
Bộ luật Hình sự 2015 không mô tả cụ thể về hành vi cố ý hủy hoại tài sản của người khác, tuy nhiên có thể hiểu đây là hành vi đập phá, hủy hoại của một hoặc một nhóm người nhằm mục đích làm cho tài sản của người khác không còn công dụng hoặc giá trị sử dụng nữa.
Theo đó, các đối tượng thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 02 – dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:
- Đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
- Tài sản là di vật, cổ vật.
Như vậy, trường hợp hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp nêu trên, người thực hiện hành vi vi phạm vẫn có thể bị truy cứu hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn xin đổi giờ dạy mới năm 2022
- Quy định về xuất hóa đơn bảo hiểm năm 2022
- Biên bản họp gia đình đổi chủ hộ khẩu mới 2022
- Mẫu thông báo thay đổi số tài khoản công ty tới khách hàng mới 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Phá hoại tài sản của người khác thì bị xử lý như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc; thủ tục giải thể công ty cổ phần; tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch; tờ khai trích lục kết hôn, công ty tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Phạt tù từ 05 – 10 năm khi gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng.
Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 – 20 năm khi gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.
Nếu đập phá tài sản của người khác có giá trị dưới 02 triệu, thực hiện vi phạm lần đầu, tài sản không phải phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, tài sản không phải là di vật, cổ vật thì người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính.
Cụ thể, tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác…
Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”