Khi tham gia giao thông, rất nhiều trường hợp chủ phương tiện vô tình hoặc cố ý vượt đèn đỏ. Điều này không những vi phạm luật giao thông mà còn rất nguy hiểm. Do đó, mức phạt với lỗi không tuân thủ tín hiệu giao thông hiện nay được đưa vào quy định với hình thức xử phạt nghiêm ngặt. Vậy cụ thể ôtô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu? Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Ôtô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 9 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì:
Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Như vậy, người tham gia giao thông khi điều khiển phương tiện lưu thông trên các tuyến đường phải nghiêm túc chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, cụ thể là đèn tín hiệu giao thông.
Hơn nữa, tại điểm a Khoản 5 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng nêu rõ người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt nếu như: “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”. Vì vậy, trong trường hợp các bạn vượt đè đỏ sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?
Mức phạt ô tô vượt đèn đỏ được quy định theo điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, người điều khiển xe mắc lỗi vượt đèn đỏ cũng như không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng. Ngoài ra, người lái còn phải chịu thêm các hình phạt bổ sung. Theo điểm b, c khoản 11 Điều 5, xe ô tô vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng. Trong trường hợp không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và gây tai nạn, người lái sẽ bị tước giấy phép từ 02 – 04 tháng.
Theo khoản 1 và 2 Điều 6 của Thông tư số 153/2011/TT-BTC, quy định về thủ tục thu và nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt, cá nhân hoặc tổ chức bị xử lý vi phạm có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với cơ quan xử lý vi phạm. Cùng với đó, người bị xử lý cũng có quyền tố cáo các hành vi vi phạm trong việc xử lý hành chính. Trong trường hợp khiếu nại được thông qua, thời gian hoàn trả số tiền phạt là 15 ngày.
Thông tin thêm về mức phạt vượt đèn đỏ các phương tiện khác
Đối với các phương tiện giao thông khác như xe máy, xe máy điện, các loại xe hai bánh tương tự khác mức phạt được quy định tại điểm e Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019 như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”
Ngoài việc bị phạt tiền thì các phương tiện nãy cũng bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019 như sau:
“10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Do đó các phương tiện này ngoài bị phạt tiền thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Tuy mức phạt áp dụng đối với các phương tiện này còn nhẹ hơn đối với xe ô tô, nhưng người dân vẫn cần lưu ý để tránh bị xử phạt, mất tiền mất cả thời gian.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu tờ trình đề nghị bổ sung ủy viên ban chấp hành mới nhất
- Thủ tục chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác
- Mẫu biên bản bàn giao công việc và tài sản
- Xe mô tô và xe gắn máy khác nhau như thế nào?
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Ôtô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu?″. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục xin xác nhận tình trạng hôn nhân; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, mã số thuế cá nhân tra cứu hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, tra cứu quy hoạch xây dựng của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định, tín hiệu đèn giao thông màu xanh là cho phép đi, màu đỏ là cấm đi, màu vàng là dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp có biển phụ cho phép rẽ phải thì người điều khiển được rẽ phải. Ngược lại nếu không có biển báo, người lái phải chấp hành theo đúng tín hiệu của đèn giao thông. Trong trường hợp vi phạm, tự ý rẽ phải thì sẽ bị phạt tiền từ 1.200.000 – 2.000.000 đồng đối với ô tô và 300.000 – 400.000 đồng đối với xe máy. Bên cạnh đó, người điều khiển còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe theo Nghị định 100.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp người tham gia giao thông được phép di chuyển khi vượt đèn đỏ. Cụ thể:
Khi có hiệu lệnh được rẽ phải của cảnh sát giao thông;
Khi đèn xanh ưu tiên cho phép lưu thông được lắp đặt kèm theo;
Khi có biển cho phép lưu thông được lắp đặt kèm theo;
Khi đi trên vạch kẻ mắt võng bắt buộc rẽ, không được đi thẳng hoặc dừng lại.
Theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 100 thì quy định khi thấy tín hiệu đèn vàng (trừ tín hiệu nhấp nháy) người điều khiển phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng (trừ trường hợp đã đi quá vạch).
Đèn vàng báo hiệu sự thay đổi tín hiệu từ xanh sang đỏ, yêu cầu người lái đi chậm và sẵn sàng dừng lại khi đèn chuyển sang đỏ. Vì vậy, người điều khiển nên giảm tốc độ, chú ý và nhường đường cho người đi bộ qua đường.