Các loại động vật hoang dã như culi, khỉ, vượn tay dài, rái cá… đang được nhiều dân chơi ở Sài Gòn sưu tập để làm thú cưng nuôi trong nhà mà không hề hay biết rằng hành vi trên đang vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt rất nặng. Vậy, Nuôi nhốt khỉ như thú cưng bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
Nội dung tư vấn
Nuôi nhốt khỉ như thú cưng sẽ bị xử phạt?
Căn cứ danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý; hiếm được ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP; về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý; hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật; thực vật hoang dã nguy cấp (CITES); hiện nay có 5 loài khỉ bản địa ở Việt Nam gồm: Khỉ mặt đỏ; khỉ mốc, khỉ vàng, khỉ đuôi dài, khỉ đuôi lợn. Đây là các loài thuộc Bộ Khỉ Hầu thuộc Nhóm IIB; nhóm động vật nguy cấp, quý, hiếm và đang được bảo vệ.
Đây là nhóm các loài động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng; nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, hành vi nuôi nhốt ĐVHD đã vi phạm quy định về bảo tồn ĐVHD, trong đó có Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2008. Bên cạnh đó, Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nghiêm cấm những hành vi khai thác thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; săn, bắn, bẫy, bắt, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm…
Xử phạt hành chính khi nuôi nhốt khỉ?
Pháp luật quy định về việc bị xử phạt hành chính khi nuôi nhốt khỉ như thú cưng như sau:
Hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật, bị xử phạt theo quy định tại Điều 21 Nghị định 35/2019 như sau:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá dưới 10.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá dưới 5.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng…”.
Buôn bán khỉ bị xử lý thế nào theo pháp luật?
Trước hết, cần phải xác định giống khỉ khi vận chuyển, mua bán trái phép có thuộc 5 loại khỉ nhóm IIB nhóm động vật nguy cấp, quý, hiếm và đang được bảo vệ hay không. Nếu xác định khỉ thuộc nhóm này, thì người vận chuyển, mua bán trái phép sẽ bị xử lý hình sự về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã theo điều 234 bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo đó, người nào săn bắt, buôn bán, vận chuyển, nuôi, nhốt động vật hoặc bộ phận, sản phẩm của động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB sẽ bị phạt tiền 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng – 3 năm. Mức xử phạt cao nhất của hành vi này lên đến 12 năm tù.
Ở Việt Nam khỉ thường bị săn bắt từ tự nhiên và bán cho các hộ dân, nhà hàng, quán cà phê hay các cơ sở kinh doanh khác để nuôi nhốt, phục vụ nhu cầu giải trí hoặc làm thú cưng. Tuy nhiên, nếu không có giấy phép của cơ quan kiểm lâm, thì đó là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 35/2019/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp: Hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật, bị xử phạt mức thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 400 triệu đồng.
Phương thức nộp phạt khi bị xử phạt nuôi nhốt khỉ như thú cưng
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ).
+ Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Nuôi nhốt khỉ như thú cưng bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Nuôi động vật hoang dã trái phép bị xử lý thế nào theo quy định?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật; thuộc trường hợp săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển; buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép từ 03 đến 07 bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của động vật lớp thú; thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.