Khi người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam thì cần phải có thị thực theo quy định. Đây là một loại giấy tờ pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người cần còn nhiều khó khăn và vướng mắc khi tiến hành thủ tục xin thị thực cho người nước ngoài. Nhiều độc giả gửi câu hỏi đến cho Luật sư X thắc mắc không biết theo quy định hiện hành, cần tiến hành Nộp hồ sơ xin thị thực ở đâu? Hồ sơ xin thị thực gồm những gì? Thủ tục xin thị thực thực hiện như thế nào? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thị thực là gì?
Theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Thị thực khi dịch sang tiếng anh là “visa”. “Visa” là từ được dùng nhiều hơn và được nhiều người biết đến hơn so với thuật ngữ thị thực quy định trong Luật.
Cần phân biệt, thị thực và hộ chiếu là 02 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Theo Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Theo khoản 2 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019, thị thực được cấp vào hộ chiếu, cấp rời hoặc cấp qua giao dịch điện tử. Thị thực cấp qua giao dịch điện tử là thị thực điện tử.
Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần; thị thực điện tử chỉ có giá trị một lần.
Hiện nay, thị thực không được chuyển đổi mục đích, trừ các trường hợp sau đây:
- Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh;
- Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
- Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Hồ sơ xin thị thực gồm những gì?
Tùy thuộc mục đích người nước ngoài xin visa vào Việt Nam mà hồ sơ đề nghị cấp visa sẽ được quy định khác nhau.
Về cơ bản, các loại giấy tờ cần chuẩn bị để làm visa (thị thực) nhập cảnh bao gồm:
Tờ khai đề nghị cấp visa (thị thực) Việt Nam (theo mẫu NA1);
Hộ chiếu (còn thời hạn ít nhất 6 tháng) hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
Các giấy tờ của cơ quan, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài tại Việt Nam:
- Đối với cơ quan, tổ chức: Công văn đề nghị xét duyệt, kiểm tra nhân sự người nước ngoài nhập cảnh (theo mẫu NA2);
- Đối với cá nhân (bảo lãnh cho thân nhân): Đơn bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài nhập cảnh (theo mẫu NA3).
Các giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh của người nước ngoài theo quy định (giấy tờ chứng minh việc đầu tư, giấy phép lao động…).
Nộp hồ sơ xin thị thực ở đâu?
Nộp hồ sơ xin thị thực tại Đại sứ quán
– Quý vị có thể nộp trực tiếp hồ sơ tại Đại sứ quán: 12 – 14 Victoria Road, London, W8 5RD và cần đặt lịch hẹn trước. Thời gian nhận hồ sơ từ 9:30 – 12:30 các buổi sáng từ thứ Hai đến thứ Năm hàng tuần, trừ ngày nghỉ lễ.
+ Đơn xin cấp thị thực có dán 01 ảnh
+ Hộ chiếu còn giá trị
+ Giấy duyệt nhân sự của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam
+ Lệ phí thanh toán bằng tiền mặt
Nộp hồ sơ xin thị thực qua bưu điện
– Quý vị cần gửi những hồ sơ sau tới Đại sứ quán Việt Nam, 12 – 14 Victoria Road, London, W8 5RD
+ Đơn xin cấp thị thực có dán 01 ảnh
+ Hộ chiếu còn giá trị
+ Giấy duyệt nhân sự của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam
+ Tờ khai cung cấp ảnh và địa chỉ gửi trả
+ Sao kê lệnh chuyển khoản lệ phí thị thực.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi Nộp hồ sơ xin thị thực ở đâu theo quy định.
Thủ tục xin thị thực thực hiện như thế nào?
Cách 1. Thủ tục xin visa nhập cảnh cho người nước ngoài bằng hình thức trực tiếp
Quy trình xin visa nhập cảnh bằng hình thức trực tiếp gồm 3 bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ theo quy định;
Bước 2. Nộp hồ sơ xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài;
Nộp hồ sơ tại 1 trong 3 trụ sở của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Cục QLXNC) – Bộ Công an:
- Tại Hà Nội: 44-46 đường Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội;
- Tại Đà Nẵng: 7 đường Trần Quý Cáp, quận Hải Châu;
- Tại TP. HCM: 333-335-337 Nguyễn Trãi, quận 1, TP. HCM.
Bước 3. Nhận kết quả.
Thời hạn Cục QLXNC xem xét giải quyết, cấp thị thực (tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ):
- Không quá 5 ngày làm việc: Đối với trường hợp người nước ngoài nhận thị thực tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
- Không quá 3 ngày làm việc: Đối với trường hợp người nước ngoài nhận thị thực tại cửa khẩu quốc tế;
- Trong vòng 12 giờ: Áp dụng trong trường hợp dự lễ tang thân nhân hoặc người thân đang ốm nặng; vào Việt Nam xử lý việc khẩn cấp theo quy định.
Lưu ý: Người nước ngoài xin cấp các loại visa NG1, NG2, NG3, NG4 cần thông qua cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh gửi văn bản đề nghị cấp visa tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
Cách 2. Thủ tục đề nghị cấp thị thực điện tử (E-visa) cho người nước ngoài
Các bước đăng ký làm visa nhập cảnh vào Việt Nam bằng hình thức online bao gồm:
Bước 1: Truy cập và nhập thông tin tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh Việt Nam;
Bước 2: Nộp phí cấp thị thực điện tử (25 USD) sau khi nhận mã hồ sơ điện tử;
Bước 3: Nhận kết quả:
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc (tính từ ngày nhận đủ thông tin và chi phí), cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ thông báo kết quả;
- Nếu được chấp thuận, người nước ngoài sử dụng mã hồ sơ điện tử để kiểm tra và in thị thực điện tử để nhập cảnh vào Việt Nam.
Lệ phí xin thị thực là bao nhiêu?
a) Thị thực có giá trị một lần: 25USD/chiếc.
b) Thị thực có giá trị nhiều lần:
– Loại có giá trị không quá 03 tháng: 50 USD/chiếc.
– Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng: 95 USD/chiếc.
– Loại có giá trị trên 06 tháng đến 12 tháng: 135 USD/chiếc.
– Loại có giá trị trên 12 tháng đến 02 năm: 145 USD/chiếc.
– Loại có giá trị trên 02 năm đến 05 năm: 155 USD/chiếc.
– Thị thực cấp cho người dưới 14 tuổi (không phân biệt thời hạn): 25 USD/chiếc.
c) Chuyển ngang giá trị thị thực, thời hạn tạm trú còn giá trị từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới hoặc chuyển ngang giá trị thị thực, thời hạn tạm trú còn giá trị từ thị thực rời cũ (đã hết chỗ đóng dấu: kiểm chứng nhập cảnh, kiểm chứng xuất cảnh, chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú) sang thị thực rời mới: 5 USD/chiếc.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Nộp hồ sơ xin thị thực ở đâu?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tùy thuộc vào từng loại đăng ký mà visa nhập cảnh có thời hạn từ 1 tháng đến 5 năm (visa du lịch không quá 3 tháng, visa thăm thân thời hạn dưới 6 tháng hoặc không quá 12 tháng, visa đầu tư thời hạn dưới 5 năm…).
Căn cứ Điều 10 Luật Xuất nhập cảnh của người nước ngoài (sửa đổi 2019), điều kiện được cấp thị thực Việt Nam gồm:
– Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
– Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này.
– Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
– Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
+ Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
+ Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
+ Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;
+ Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
Riêng thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này.
Có 2 cách để xin visa (thị thực) nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam, bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp visa hoặc đăng ký làm visa nhập cảnh online (hay thường gọi là thị thực điện tử).