Trong quá trình khinh doanh, các chủ thể kinh doanh có quy mô lớn luôn tìm cách nâng cao áp lực canh tranh; buộc các doanh nghiệp nhỏ yếu phải phụ thuộc vào mình; mặc khác, các doanh nghiệp yếu hơn phải sáp nhập vào các doanh nghiệp lớn; hoặc hợp nhất với nhau nếu muốn tồn tại, đó chính là hoạt động tập trung kinh tế ( TTKT). Các hoạt động TTKT làm tăng tiềm lực kinh tế, tạo ra các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn trước; tuy nhiên hành vi này cũng dễ tạo ra các doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; làm suy giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Do đó, các hành vi TTKT phải được pháp luật kiểm soát. Vậy “Nội dung cơ bản về kiểm soát tập trung kinh tế trong pháp luật Việt Nam” là gì?.
Căn cứ pháp lý
Các tiêu chí xác định hoạt động TTKT bị kiểm soát
Luật Cạnh Tranh Việt Nam đã quy định nhiều điều khoản tạo hành lang pháp lý; cho phép các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế. Cụ thể là:
Quy định về ngưỡng thông báo TTKT
Thông báo về tập trung kinh tế giúp Nhà nước đánh giá các trường hợp có khả năng gây tác động; hoặc có thể gây tác động đến cạnh tranh; từ đó ra quyết định cho thực hiện hay không được thực hiện đối với hoạt động TTKT đó.
Tại Việt Nam, việc kiểm soát TTKT theo hình thức tiến kiểm; yêu cầu các doanh nghiệp phải thông báo đến cơ quan quản lý cạnh tranh khi đạt tới ngưỡng nhất định.
Pháp luật cạnh tranh hiện hành sử dụng nhiều yếu tố để xác định ngưỡng thông báo; khi rơi vào một trong 4 trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định số 35/2020/NĐ-CP: Dựa trên tổng tài sản ; tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào đạt 3000 tỷ đồng trở lên; giá trị giao dịch M & A đạt từ 1000 tỷ đồng trở lên; thị phân kết hợp của các doanh nghiệp dư định M & A đạt từ 20 % trên thị trường liên quan trở lên…
Có thể thấy, mức thị phần kết hợp trên thị trường liên quan phải thông báo theo quy định hiện hành; từ 20 % trở lên lên thấp hơn so với mức “ 30-50 % như trước đây…Trong trường hợp này, các doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện việc sáp nhập; hợp nhất, mua lại và liên doanh sau khi đã hoàn tất thủ tục thông báo; và được cơ quan quản lý cạnh tranh chấp thuận. Đây là một quy định hợp lý bởi trong khoảng thị phần kết hợp đó chúng ta không thể buông lỏng cho các doanh nghiệp; nhưng cũng không thể cấm thực hiện TTKT.
Các hoạt động TTKT bị cấm
Để kiểm soát, ngăn cản việc hình thành một DN có vị trí thống lĩnh; gây ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế; thì pháp luật cạnh tranh của Việt Nam kiểm soát và cấm tập trung kinh tế; theo hướng hạn chế những tác động tiêu cực của tập trung kinh tế đến thị trường. Theo đó các hoạt động TTKT bị cấm là: Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động; hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể; của việc tập trung kinh tế dựa theo nhiều tiêu chí được quy định tại điều 15 Nghị định 35/2020/NĐ-CP; quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh.
Quy định về TTKT có điều kiện.
Đây là một quy định mới so với Luật cạnh tranh 2004; thể hiện sự tôn trọng quyền tự do kinh doanh của DN. Thay vì cấm, lúc này pháp luật cạnh tranh đã cho phép tập trung kinh tế; với điều kiện phải thực hiện một số biện pháp; nhằm ngăn ngừa khả năng gây tác động đến cạnh tranh trên thị trường. Điều kiện này được quy định cụ thể tại Điều 42 Luật Cạnh tranh 2018.
Quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm soát hoạt động TTKT
* Thẩm quyền
Thẩm quyền kiểm soát hoạt động TTKT thuộc về Ủy ban cạnh tranh Quốc gia thuộc Bộ Công Thương.
* Trình tự, thủ tục kiểm soát hoạt động TTKT
Thủ tục và các bước thông báo tập trung kinh tế cũng được quy định rõ; tại từ Điều 33 đến Điều 41 Luật Cạnh tranh 2018 và tại Nghị định số 35/2020/NĐ-CP; quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh
Trong quá trình thông báo TTKT, sau khi việc TTKT được thẩm định sơ bộ; trường hợp TTKT thuộc trường hợp phải thẩm định chính thức; theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định 35/2020/NĐ-CP; thì phải nộp hồ sơ và thông qua bước thẩm định chính thức. Sau khi kết thúc thẩm định chính thức việc TTKT, UBCTQG ra quyết định về:
– Tập trung kinh tế được thực hiện: Nếu kết quả là tập trung kinh tế được thực hiện; DN tập trung kinh tế được làm thủ tục tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật về DN; và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Tập trung kinh tế có điều kiện: Nếu kết quả là tập trung kinh tế có điều kiện; DN được phép tập trung kinh tế; nhưng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 42 Luật cạnh tranh 2018.
– Tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm: Trường hợp này, DN không được phép tập trung kinh tế.
Quy định về xử lý hoạt động TTKT vi phạm
Điều 44 LCT 2018 liệt kê một số hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế. Đối với mỗi hành vi này thì trong LCT 2018 cũng đưa ra thẩm quyền và các hình thức xử lý cụ thể. Theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 110 LCT 2018; thì tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh có thể bị áp dụng một số hình thức xử phạt sau:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền;
– Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc văn bản tương đương, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh;
– Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm
Ngoài những hình thức xử phạt trên; tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu; quả theo quy định pháp luật hiện hành.
Thẩm quyền thủ tục xử phạt được quy định chi tiết tại Nghị định số 75/2019/NĐ-CP; về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh;
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề ” Nội dung cơ bản về kiểm soát tập trung kinh tế trong pháp luật Việt Nam“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến quy định đăng ký bảo hộ logo công ty; lấy giấy chứng nhận độc thân; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp
- Đơn xin hỗ trợ di dời nhà ở
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị trùng thửa
- Người cao tuổi có phải đóng BHXH không?
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật cạnh tranh Việt Nam không đưa ra khái niệm mang tính khái quát để định nghĩa hành vi tập trung kinh tế mà chỉ liệt kê các hình thức tập trung kinh tế.
Theo Điều 29 Luật Cạnh tranh năm 2018 thì tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhập doanh nghiệp; Hợp nhất doanh nghiệp; Mua lại doanh nghiệp; Liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Các hành vi này dẫn đển việc giảm số lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường; giúp mở rộng năng lực sản xuất, tăng tiềm lực kinh tế, kiểm soát cao hơn về quy mô thị phần; nguồn cung hàng hóa dịch vụ;…Tập trung kinh tế có thể hình thành doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền.
Kiểm soát tập trung kinh tế là toàn bộ các hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giám sát, tác động vào chủ thể tham gia tập trung kinh tế hoặc chuẩn bị tham gia tập trung kinh tế trên cơ sở các qui định của pháp luật cạnh tranh. Bản chất của kiểm soát TTKT được hiểu là kiểm soát việc tập trung quyền lực thị trường được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, là một hình thức kiểm soát nhà nước đối với hoạt động của các chủ thể kinh doanh
TTKT gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh, gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường.
– TTKT làm thay đổi số lượng doanh nghiệp hiện có trên thị trường, khi đó cơ cấu cạnh tranh vốn có sẽ thay đổi về mặt cấu trúc.
– TTKT có thể tạo ra tình trạng độc quyền nhóm hoặc thao túng thị trường, khi một nhóm DN có thể chiếm thị phần rất lớn và tạo ra cơ hội để DN hoặc nhóm DN này thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh.