Doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng khó khăn thì phải làm thủ tục phá sản theo quy định. Vậy theo quy định, Nợ thuế có được phá sản không? Pháp luật quy định về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp khi phá sản năm 2022 như thế nào? Khi nào thì doanh nghiệp được công nhận phá sản? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Phá sản là gì?
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Trong đó, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. (Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014)
Khi nào thì doanh nghiệp được công nhận phá sản?
Theo cách giải thích từ ngữ trong Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Như vậy, để được công nhận là phá sản, doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện sau:
– Mất khả năng thanh toán;
– Bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.
Trong đó, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán bao gồm 02 trường hợp:
Trường hợp 1: Không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;
Trường hợp 2: Có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.
Điều kiện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản năm 2022
Điều kiện để doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Theo quy định của Điều 5 Luật Phá sản 2014 thì điều kiện để doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là:
– Hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho chủ nợ.
– Hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Đối tượng nào có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản
Căn cứ Điều 5 Luật Phá sản 2014 thì người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản gồm:
– Chủ nợ khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
– Người lao động, công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
– Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã.
Nợ thuế có được phá sản không?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, bị Tòa án tuyên bố phá sản.
“1. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”.
Như vậy, dựa theo tình hình thực tế, nếu hoạt động kinh doanh gặp nhiều vấn đề rủi ro nên công ty còn nợ thuế. Đến nay công ty hoàn toàn mất khả năng thanh toán số nợ thuế và tiền hàng đã mua còn nợ, trước tiên bạn cần kiểm tra xem có khoản nợ nào đã quá hạn thanh toán 03 tháng hay chưa? Nếu đã quá hạn thanh toán mà Công ty không thanh toán được thì công ty bạn thuộc trường hợp làm thủ tục phá sản.
Thủ tục phá sản năm 2022
Thủ tục phá sản doanh nghiệp quy định trong Luật Phá sản 2014 diễn ra gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Chỉ có người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn quy định tại Điều 5 Luật phá sản mới có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản
Bước 2: Tòa án xem xét, thụ lý yêu cầu
Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.
Nếu đơn chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.
Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc từ chối sửa đơn… thì Tòa án trả lại đơn.
Bước 3: Tòa án thụ lý đơn
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.
Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).
Bước 4: Mở thủ tục phá sản
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản Tòa án phải gửi thông báo đến những người liên quan.
Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng…
Đặc biệt sẽ kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ…
Bước 5: Hội nghị chủ nợ
Hội nghị chủ nợ là cuộc họp của các chủ nợ được triệu tập trong thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp để thảo luận thông qua phương án hòa giải, giải pháp tổ chức lại hoạt động doanh nghiệp hoặc kiến nghị về phương án phân chia tài sản khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản
Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ, trừ trường hợp không phải tổ chức Hội nghị chủ nợ theo quy định tại Điều 105 của Luật phá sản.
Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
– Thanh lý tài sản phá sản;
– Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.
Quy định về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp khi phá sản năm 2022
Doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản thường nợ nhiều chủ nợ, trong đó có nợ thuế. Nhiều chủ Doanh nghiệp lo lắng khi phá sản sẽ bị phạt do thiếu nợ thuế. Không phải vậy. Khi phá sản, thuế cũng là một khoản nợ mà chủ nợ là Chi cục thuế. Pháp luật quy định khi phá sản thì nghĩa vụ thuế tiến hành theo Luật Phá sản (Khoản 2, Điều 67, Luật Quản lý thuế 2019). Mà theo Luật Phá sản, nghĩa vụ thuế do Quản Tài Viên thực hiện sau khi thanh lý tài sản doanh nghiệp.
Quản Tài viên là những người hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản. Họ có am hiểu về nghiệp vụ kinh doanh, về luật pháp và tài chính kế toán, là cánh tay đắc lực của Tòa án khi giải quyết phá sản doanh nghiệp. Quản tài viên sẽ xem xét các khả năng phục hồi kinh doanh, triệu tập các chủ nợ để bàn việc phá sản và tổ chức thanh lý tài sản để chi trả các khoản nợ. Do vậy, khi doanh nghiệp phá sản thì nghĩa vụ đóng thuế không phải của doanh nghiệp mà đó là trách nhiệm của quản tài viên. Không còn chuyện truy thu thuế, phạt thuế vì Quản tài viên sẽ dùng tài sản thanh lý để chi trả các khoản nợ. Thứ tự chi trả, thì trả nợ thuế được ưu tiên hơn so với các chủ nợ là doanh nghiệp khác theo đúng trình tự luật định tại Điều 54, Luật Phá sản 2014.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Nợ thuế có được phá sản không”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thủ tục đổi tên căn cước công dân, hồ sơ trích lục khai sinh, đổi tên cha trong giấy khai sinh, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, khi bạn đã tiến hành nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì bạn được xóa tiền phạt chậm nộp thuế.
Theo quy định, bạn có quyền rút lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Khi rút lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì tòa án sẽ trả lại đơn cho bạn.
Theo quy định, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp tạm ứng chi phí phá sản, bạn cần thực hiện nộp tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do Tòa án nhân dân mở tại ngân hàng.