Người dân TP.HCM đã phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trong một thời gian dài; và bị gián đoạn công việc cũng như nhiều hoạt động khác dẫn đến khó khăn không nhỏ cho một số người lao động. Nhà nước ta đã có những chính sách hỗ trợ đặc biệt cho người dân cả nước nói chung; và người dân TP.HCM nói riêng. Vậy, NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và nghỉ việc không hưởng lương ở TP HCM nhận hỗ trợ tiền mặt do ảnh hưởng Covid-19 như thế nào? Phòng tư vấn pháp lý luật lao động của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Công văn 2209/UBND-KT.
Nội dung tư vấn
NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và nghỉ việc không hưởng lương ở TP.HCM nhận hỗ trợ tiền mặt do ảnh hưởng Covid-19 như thế nào?
Đối tượng hỗ trợ
Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; nghỉ việc không hưởng lương tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục; cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo chi thường xuyên ở các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; cơ sở giáo dục nghề nghiệp dân lập, tư thục (có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh) gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Điều kiện nhận hỗ trợ
Người lao động có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động; từ 30 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; nghỉ việc không hưởng lương trong khoảng thời gian từ ngày 01/5/2021 đến ngày 31/12/2021.
Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
Mức hỗ trợ
Hỗ trợ 1 lần: 1.800.000 đồng/người
Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người đang nuôi con chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 6 tuổi; và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha, hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng.
Thủ tục thực hiện nhận hỗ trợ
Người sử dụng lao động thống kê, lập Danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; nghỉ việc không hưởng lương có tham gia bảo hiểm xã hội (Mẫu số 1) gửi Bảo hiểm xã hội thành phố Thủ Đức; quận huyện (doanh nghiệp có chi nhánh, cơ sở sản xuất, kinh doanh ở địa bàn nào thì gửi địa bàn đó). Trong thời gian giãn cách xã hội; người sử dụng lao động gửi qua đường bưu điện. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm xác định đối tượng theo đúng tiêu chí; điều kiện, đảm bảo người lao động được hỗ trợ đúng đối tượng, đúng chính sách.
Sau khi tiếp nhận, trong 01 ngày làm việc; Bảo hiểm xã hội thành phố Thủ Đức, quận huyện rà soát, kiểm tra Danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; nghỉ việc không hưởng lương có tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hỗ trợ và gửi ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức; quận huyện (thông qua Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội).
Trường hợp người lao động không đủ điều kiện hỗ trợ; Bảo hiểm xã hội thành phố Thủ Đức, quận huyện thông báo và nêu rõ lý do cho người sử dụng lao động, người lao động biết.
Trong 04 ngày làm việc; ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức; quận huyện quyết định hỗ trợ và thực hiện chi hỗ trợ cho người lao động thông qua tài khoản của người lao động.
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi “NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và nghỉ việc không hưởng lương ở TP HCM nhận hỗ trợ tiền mặt do ảnh hưởng Covid-19 như thế nào?”
Hy vọng thông tin hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Người phải cách ly y tế tập trung là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo ở TP HCM được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày trong thời gian phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung.
Thẩm quyền xem xét, sửa đổi bổ sung các quy định về hỗ trợ thuộc về Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ nếu có vướng mắc phát sinh; và những nội dung quy định chưa phù hợp thì Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo; trình Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung.
Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp; cơ sở sản xuất, kinh doanh; cơ sở giáo dục dân lập; tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo chi thường xuyên ở các cấp mầm non; mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; cơ sở giáo dục nghề nghiệp dân lập, tư thục (có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh); chấm dứt hợp đồng lao động trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021; có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp (trừ các trường hợp người lao động không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm năm 2013 và các văn bản hướng dẫn liên quan); thì được hỗ trợ 01 lần 1.800.000 đồng/người.