Từ xa xưa, hòa giải đã trở thành một truyền thống tốt đẹp; rất đáng khuyến khích để giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp trong đời sống xã hội. Trong pháp luật tố tụng dân sự, hòa giải đã trở thành hoạt động tố tụng có tính bắt buộc đối với hầu hết các vụ án dân sự. Thông qua hòa giải, Tòa án giúp đỡ các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án phù hợp quy định của pháp luật; rút ngắn quá trình tố tụng; nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án dân sự. Tuy nhiên, không phải vụ án hay tranh chấp nào cũng đều được tiến hành hòa giải. Vậy những vụ án dân sự nào không được tiến hành hòa giải? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hòa giải là gì?
Trên thực tế, biện pháp hòa giải là việc bên thứ ba xuất hiện có vai trò thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp của mình một cách ổn thỏa. Thông thường, việc hoà giải được tiến hành sau khi thương lượng (khiếu nại) giữa các bên đã không đạt được kết quả.
Về bản chất, hòa giải là một biện pháp mềm dẻo; linh hoạt; hiệu quả giúp cho các bên tranh chấp tìm ra một phương pháp thống nhất để tháo gỡ mâu thuẫn; bất đồng trong quan hệ pháp luật; nhất là trong tranh chấp đất đai.
Như vậy, ta nhận thấy, hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm mục đích loại trừ hanh chấp đã phát sinh.
Các nguyên tắc tiến hành hòa giải
Theo quy định tại khoản 2 điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
Việc tiến hành hòa giải phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
- Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự; không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
- Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội.
Đặc điểm của hòa giải
Từ các định nghĩa nêu trên, ta có thể thấy hòa giải có một số đặc điểm cơ bản như sau:
- Thứ nhất, hòa giải là một biện pháp quan trọng được sử dụng với mục đích để giải quyết tranh chấp.
- Thứ hai, hòa giải phải có bên thứ ba làm bên trung gian để giúp cho các bên thỏa thuận với nhau về giải quyết mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp. Người có vai trò làm trung gian phải có vị trí độc lập với các bên và hoàn toàn không có lợi ích liên quan đến tranh chấp. Bên thứ ba làm trung gian không đại diện cho quyền lợi của bất cứ bên nào và không có quyền đưa ra phán quyết.
- Thứ ba, hoà giải trước hết phải là sự thoả thuận giữa các bên, thể hiện ý chí và quyền định đoạt của chính các bên tranh chấp. Nói cách khác, chủ thể của quan hệ hoà giải phải chính là các bên tranh chấp. Các thỏa thuận, cam kết từ kết quả của quá trình hòa giải không có giá trị bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên.
Với các đặc điểm và định nghĩa được đưa ra, có thể hiểu hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp với sự giúp đỡ của một bên thứ ba trung lập; làm trung gian; giúp các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận giải quyết được những bất đồng và đạt được thỏa thuận phù hợp với pháp luật; đạo đức xã hội và tự nguyện thực hiện những thỏa thuận đó.
Ý nghĩa của hòa giải
Việc hoà giải đã góp phần giải quyết kịp thời, từ gốc mâu thuẫn, xích mích, các tranh chấp trong gia đình, cộng đồng dân cư, từ đó khôi phục, duy trì, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật; tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Hòa giải còn góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý xã hội. Đặc trưng cơ bản của hòa giải là bảo đảm quyền tự định đoạt của các bên trong giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn. Chính bởi vậy, hòa giải là một phương thức để thực hiện dân chủ.
Thông qua hòa giải, vai trò tự quản của người dân được tăng cường. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Hòa giải còn góp phần nâng cao nhận thức; ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân và duy trì và phát huy đạo lý truyền thống; thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Những vụ án dân sự nào không được tiến hành hòa giải?
Theo quy định của pháp luật, những vụ án dân sự sau không tiến hành hòa giải:
Thứ nhất, yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
Thứ hai, những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Không cần hòa giải thì có tiến hành ly hôn được không?
- Thủ tục tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai
- Doanh nghiệp lớn quỵt tiền “xương máu” của dân: Toà cho cơ hội hoà giải!
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Những vụ án dân sự nào không được tiến hành hòa giải? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
1. Bị đơn; người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
Hòa giải cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn; giúp đỡ các bên để đạt được sự thỏa thuận; tự nguyện giải quyết với nhau những mâu thuẫn; những tranh chấp; vi phạm pháp luật theo quy định.
+ Tôn trọng sự tự nguyện giữa các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong việc thực hiện hòa giải ở cơ sở;
+ Việc hòa giải cơ sở phải đảm bảo phù hợp với chính sách pháp luật của nhà nước, với đạo đức xã hội, phong tục tập quán; phát huy được tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, cộng đồng dân cư;
+ Phải tiến hành khách quan; công bằng; và kịp thời, có tình, có lý; giữ bí mật thông tin của các bên có liên quan khi hòa giải trừ trường hợp có quy định khác.
+ Cần tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong phiên hòa giải;
+ Bảo đảm việc bình đẳng giới trong việc tổ chức và hoạt động của hòa giải ở cơ sở.