Lương gross là một thuật ngữ khá mới mẻ trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng doanh nghiệp. Khi đi làm, có thể nhiều người còn khá bỡ ngỡ khi lần đầu tiên nghe đến khái niệm lương gross. Để đảm bảo quyền lợi của bản thân, người lao động cần phải nắm được các quy định cơ bản của lương gross để không bị thiệt thòi. Dưới đây là Những quy định về lương gross mà người lao động cần biết của Luật sư X, hy vọng có thể giúp ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
- Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14
- Luật Thuế thu nhập cá nhân
Lương gross là gì?
Hiện nay, trong Bộ luật lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn luật không có quy định cụ thể cho việc trả lương gross hay lương net, cũng như khái niệm về lương gross, lương net.
Thực tế, việc trả lương gross hay lương net do các bên tự thỏa thuận khi giao kết hợp đồng và cách trả lương gross, lương net được hiểu như sau:
Lương gross là tổng tiền lương mà người sử dụng lao động sẽ trả cho người lao động trong mỗi kì trả lương.
Tổng tiền lương sẽ bao gồm: mức lương cơ bản, phụ cấp, các khoản trợ cấp, phụ cấp khác và khoản tiền đóng bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp,…), thuế thu nhập cá nhân (nếu có) mà doanh nghiệp chưa trích đóng của người lao động.
Trước khi trả thu nhập cho người lao động, người sử dụng lao động sẽ trích từ tiền lương của người lao động một khoản tiền để đóng bảo hiểm, đóng thuế thu nhập cá nhân cho người lao động. Do đó mức lương thực nhận của người lao động sẽ thấp hơn so mới mức lương đã thỏa thuận trên hợp đồng.
Hướng dẫn tính lương thực nhận từ lương gross
Nếu chọn nhận lương gross thì lương thực nhận của người lao động sẽ được tính theo công thức sau:
Lương thực nhận = Lương gross – Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc – Thuế TNCN (nếu có)
Trong đó:
– Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc của người lao động = 10,5% tiền lương. Tỷ lệ cụ thể như sau:
Quỹ hưu trí và tử tuất (BHXH) | Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) | Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) | |
8% | 1% | 1,5 % |
– Tiền thuế TNCN:
Thuế TNCN = | (Tổng thu nhập – | Các khoản được miễn | – | Khoản giảm trừ) | x Thuế suất |
Trong đó, người lao động được giảm trừ gia cảnh đối với chính bản thân là 11 triệu đồng/tháng, với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng và các khoản bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện (căn cứ Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 và Điều 20 Luật Thuế thu nhập cá nhân).
Bảng thu nhập tính thuế:
Bậc | Thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất |
1 | Đến 05 | 5% |
2 | Trên 05 đến 10 | 10% |
3 | Trên 10 đến 18 | 15% |
4 | Trên 18 đến 32 | 20% |
5 | Trên 32 đến 52 | 25% |
6 | Trên 52 đến 80 | 30% |
7 | Trên 80 | 35% |
Ví dụ cụ thể: Bạn đảm nhận vị trí trưởng phòng kinh doanh với mức lương gross là 30 triệu/ tháng. Vì mức lương cao nhất để áp dụng đóng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm xã hội là 26 triệu/ tháng nên vì vậy bạn chỉ cần đóng ở mức 26 triệu.
– Số tiền đóng Bảo hiểm: 26 triệu x 8 % = 2,080 triệu (1)
– Số tiền đóng Bảo hiểm y tế: 26 triệu x 1,5 % = 390,000 đồng (2)
– Số tiền đóng Bảo hiểm thất nghiệp (Bảo hiểm thất nghiệp): 30 triệu x 1 % = 300,000 đồng (3)
– Lương còn lại sau khi đóng bảo hiểm: 30 triệu – ( 2,080 triệu + 390,000 + 300,000 ) = 27,230 triệu.
– Bạn lấy số tiền 27,230 triệu – 9 triệu ( tiền giảm trừ gia cảnh cá nhân ) = 18,230. Và đây sẽ là con số mà bạn bị áp dụng để đóng thuế thu nhập cá nhân
– Mức thuế thu nhập cá nhân của bạn sẽ được tính theo 4 bậc như sau:
+ Bậc 1: Thu nhập tính thuế ( =< 5 triệu ) x thuế suất 5%: 5 triệu x 5% = 250.000 đồng (4)
+ Bậc 2: Thu nhập tính thuế ( >5 triệu đến 10 triệu ) x thuế suất 10%: (10 triệu – 5 triệu) x 10% = 500.000 đồng (5)
+ Bậc 3: Thu nhập tính thuế ( >10 triệu đến 18 triệu ) x thuế suất 15%: (18 triệu – 10 triệu) x 15%= 1,2 triệu (6)
+ Bậc 4: Thu nhập tính thuế( >18 triệu đến 32 triệu ) x thuế suất 20%: (18,230 triệu – 18 triệu) x 20% = 46.000 đồng (7)
– Như vậy tổng số tiền bạn phải đóng cho các phí bảo hiểm và thuế TNCN là : (1) + (2) + (3) + (4) + (5) + (6) + (7) = 5,180 triệu
– Số tiền còn lại sau cùng của bạn: 30 triệu – 5,180 triệu = 25,234 triệu.
Tại sao người lao động nên lựa chọn nhận lương gross?
Hiện nay, có thể thấy như phân tích ở trên thì dù nhận lương net hay lương gross thì mức lương thực nhận của người lao động vẫn là như nhau. Tuy nhiên, mỗi cách nhận lương sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau.
Trường hợp người lao động nhận lương net thì có thể đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Ví dụ trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể giảm thiểu mức chi phí bằng cách đóng bảo hiểm y tế thông qua mức lương net (mức đóng thấp hơn) làm cho các chế độ bảo hiểm của người lao động được hưởng sẽ thấp hơn quyền lợi thực tế.
Phần lớn các chuyên gia khuyên nên lựa chọn nhận lương gross bời hầu hết các mức đóng bảo hiểm, thuế cùng các chế độ đãi ngọ (thai sản, tai nạn lao động,…) mà người lao động được hưởng đều được dựa trên mức lương gross.
Do đó, bạn nên chọn lương gross trong thỏa thuận hợp đồng lao động sẽ giúp người lao động chủ động bảo về một số quyền lượng của mình khi hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Những quy định về lương gross mà người lao động cần biết?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ làm thủ tục kết hôn với người Hàn Quốc…. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Kiện công ty không trả lương thử việc như thế nào?
- Nghỉ kết hôn có được hưởng lương không?
- Cách tính lương và các khoản phụ cấp như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Ưu điểm: Dựa trên mức lương gross có thể tính toán được các khoản tiền bảo hiểm, tiền thuế TNCN phải nộp.
Nhược điểm: Do thu nhập thực nhận thấp hơn mức lương đã thỏa thuận trên hợp đồng nên NLĐ phải thường xuyên tính toán số tiền đóng bảo hiểm và thuế thu nhập để tránh bị NSDLĐ tính sai.
Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 thì tiền lương được quy định như sau:
“Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”
Theo đó, tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương như sau:
“Điều 94. Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.”