Khi tham gia giao thông, người điều khiển ô tô phải mang đầy đủ giấy tờ theo đúng quy định và phải xuất trình khi CSGT yêu cầu kiểm tra, nếu thiếu sẽ bị xử phạt hành chính tương ứng. Những giấy tờ cần mang theo khi đi ô tô hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây của Luật sư X.
Những giấy tờ cần mang theo khi đi ô tô
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển xe cần mang theo những giấy tờ sau khi tham gia giao thông:
- Giấy phép lái xe của người điều khiển xe
- Giấy đăng ký xe ô tô
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (Sổ đăng kiểm xe ô tô)
- Trong trường hợp mua xe ô tô trả góp thì người điều khiển xe phải cung cấp giấy tờ bản gốc do phía ngân hàng cung cấp để thay thế cho Giấy đăng ký xe.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, các loại giấy tờ xe ô tô mang theo đều phải là bản gốc, giấy tờ photo sẽ không có hiệu lực thay thế. Mặt khác trong Nghị định 171/2013/NĐ-CP có quy định một số lỗi cần áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, tạm giữ giấy tờ xe để người vi phạm giao thông hoàn tất thủ tục nộp phạt mới giao trả giấy tờ chính.
Không mang giấy tờ xe ô tô bị phạt thế nào
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt không có giấy tờ xe ô tô như sau:
Giấy đăng ký xe
Lỗi không có Giấy đăng ký xe (cavet) bị phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng, bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt. Trường hợp nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.
Lỗi không mang Giấy đăng ký xe bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.
Giấy phép lái xe
Lỗi không có Giấy phép lái xe (bằng lái xe) bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tạm giữ phương tện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
Lỗi mang theo Giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng. Trừ trường hợp Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia thì bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tạm giữ phương tện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
Sổ đăng kiểm
Lỗi không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường – Sổ đăng kiểm (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 1 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng.
Lỗi không mang Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.
Bảo hiểm xe
Lỗi không có hoặc không mang Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.
Thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe ô tô
Người điều khiển xe ô tô khi tham gia giao thông cần có Giấy phép lái xe, do đó, nếu bị mất, cần nhanh chóng làm các thủ tục xin cấp lại.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại bằng lái xe bị mất
- Trường hợp bằng lái xe còn thời hạn sử dụng hoặc quá hạn dưới 03 tháng
Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, người có Giấy phép lái xe bị mất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe như sau:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lái xe theo mẫu quy định;
– Hồ sơ gốc phù hợp với Giấy phép lái xe (nếu có);
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại Giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;
– Bản sao CMND, Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc Thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).
Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện Giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại Giấy phép lái xe.
- Trường hợp bằng lái xe quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên
Người có Giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung:
– Quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết;
– Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
Người lái xe chuẩn bị 01 bộ hồ sơ dự sát hạch lại, bao gồm:
– Bản sao CMND hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc Thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam); Hộ chiếu còn thời hạn (đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài);
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
– Đơn đề nghị đổi (cấp lại) Giấy phép lái xe theo mẫu quy định có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhận;
– Bản chính hồ sơ gốc của Giấy phép lái xe bị mất (nếu có).
Khoản 6 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, thời gian cấp Giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe bị mất tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải. Người lái xe chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.
Bước 3: Nộp lệ phí cấp lại bằng lái xe
Thông tư 188/2016/TT-BTC quy định cụ thể lệ phí cấp lại bằng lái xe bị mất như sau:
– Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000 đồng/lần.
– Phí sát hạch lái xe:
+ Đối với thi sát hạch lái xe máy (hạng xe A1, A2, A3, A4): Sát hạch lý thuyết: 40.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành: 50.000 đồng/lần.
+ Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F): Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.
Bước 4: Nhận bằng lái xe cấp lại
Theo thời hạn trên giấy hẹn, người làm thủ tục đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để nhận Giấy phép lái xe được cấp lại.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để nhận được sự tư vấn về dịch vụ: thành lập công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin phép bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự, …của Luật sư X, hãy liên hệ chúng tôi qua hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định, bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch. Song với hoạt động quản lý hành chính Nhà nước (trong đó có việc đảm bảo ATGT đường bộ, xử lý vi phạm hành chính), người dân không được sử dụng giấy tờ công chứng mà phải xuất trình bản chính.
Đối với người điều khiển xe máy thì các loại giấy tờ bắt buộc phải xuất trình khi được cánh sát giao thông yêu cầu bao gồm:
(1) Giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD hoặc giấy tờ có giá trị thay thế khác)
(2) Đăng ký xe
(3) Giấy phép lái xe
(4) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc.