Chào Luật sư. Tôi chuẩn bị mua một mảnh đất để xây dựng trang trại. Tuy nhiên, hàng xóm khuyên tôi là không nên mua mảnh đất đó vì mảnh đất đó chuẩn bị bị Nhà nước thu hồi. Vậy luật sư có thể cung cấp cho tôi thêm thông tin về thu hồi đất? Những cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định? Rất mong nhận được phản hồi sớm. Xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai 2013
- Luật Nhà ở 2014
- Nghị định số 209/2013/NĐ-CP
- Thông tư 09/2021/TT-BTNMT
Luật sư tư vấn
Thu hồi đất là gì?
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại khoản 11 Điều 3 Luật đất đai năm 2013, “thu hồi đất” được hiểu là trường hợp Nhà nước ra quyết định thu lại quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đang thuộc quyền sử dụng đất của người khác nếu người này có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng đất.
Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp nào?
Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
- Thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
- Thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai;
- Thu hồi do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Những cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất?
Căn cứ Điều 66 Luật Đất đai năm 2013, thẩm quyền ra quyết định thu hồi được quy định như sau:
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh)
UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi trong các trường hợp sau:
- Thu hồi đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
- Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (UBND cấp huyện)
UBND cấp huyện quyết định thu hồi trong các trường hợp sau:
- Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
- Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Trường hợp nào được bồi thường thiệt hại do thu hồi đất?
Đất đang sử dụng bị thu hồi mà chủ thể sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại về đất và tài sản có trên đất là hậu quả pháp lí của việc thu hồi đất của Nhà nước.
Vì vậy, nhà nước phải có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và chi trả các khoản bồi thường thiệt hại để người bị thu hồi đất ổn định cuộc sống, được bù đắp các thiệt hại vật chất một cách công bằng và đúng pháp luật.
Chủ thể bị thu hồi đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
Trường hợp nào không được bồi thường thiệt hại do thu hồi đất?
Các trường hợp sau không được bồi thường khi bị thu hồi đất:
- Các trường hợp chủ thể sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả;
- Cố ý huỷ hoại đất;
- Trường hợp đất được giao không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền;
- Đất lấn chiếm;
- Đất do cá nhân sử dụng đã chết mà không có người thừa kế;
- Chủ thể sử dụng đất tự nguyện trả lại đất.
Xem thêm: Các trường hợp được hỗ trợ việc làm khi bị thu hồi đất nông nghiệp.
Tiền bồi thường thiệt hại do Nhà nước thu hồi đất có phải nộp thuế?
Theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC; Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 quy định trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) như sau:
- Tổ chức; cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền); tiền thưởng; tiền hỗ trợ; tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
- Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
- Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.
Căn cứ quy định nêu trên, khoản tiền thu về bồi thường thiệt hại do bị thu hồi đất và tài sản trên đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng.
Kết luận vấn đề
Như vậy, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (UBND cấp huyện); UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh) là các cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
- Trường hợp nào được miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
- Các trường hợp Nhà nước thực hiện giao đất và cho thuê đất hiện nay
- Khung giá đất bảng giá đất và giá đất cụ thể theo quy định pháp luật là gì?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Những cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định? Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật đất đai Việt Nam hiện hành thì đất nông nghiệp được giao cho người dân phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm các loại đất có đặc thù giống nhau là tư liệu sản xuất chính cho các mục đích như trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng..vv.. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, và đặc biệt không thể thay thế được của ngành nông- lâm nghiệp, là tiền đề của mọi quá trình sản xuất.Đất nông nghiệp tham gia vào các ngành sản xuất lương thực, thực phẩm như ngành thủy sản, ngành trồng trọt, chăn nuôi.
Đất phi nông nghiệp là nhóm đất không sử dụng với mục đích làm nông nghiệp và không thuộc các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chỉ phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.