Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi muốn hỏi một số vấn đề như sau. Ai là đối tượng không được ngân hàng cho vay? Hồ sơ, thủ tục vay vốn thực hiện như thế nào? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Những ai không được cho vay” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Sơ lược pháp luật về cho vay
Từ ngày 15/3/2017. Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng chỉ gồm hai nhóm là pháp nhân và cá nhân. (Khoản 3 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN).
Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự. Thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Tuy nhiên, bên cạnh quy định trên của Bộ luật Dân sự năm 2015. Còn rất nhiều đạo luật và văn bản dưới luật hiện hành quy định về tư cách pháp lý và việc tham gia vào giao dịch của các chủ thể là hộ gia đình, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, v.v… Vì vậy, cách xử lý hợp lý nhất là vẫn ghi đúng tên gọi của các chủ thể này là các tổ chức đã được pháp luật thừa nhận, nhưng bản chất quan hệ thì phải xử lý với tư cách của một hoặc toàn bộ các cá nhân trong tổ chức.
Bằng chứng là từ trước đến nay pháp luật đều quy định chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, là nguyên đơn hoặc bị đơn tham gia tố tụng và phải chịu trách nhiệm đến cùng (trách nhiệm vô hạn) đối với nghĩa vụ của doanh nghệp tư nhân.
Những ai không được cho vay?
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tuyệt đối phải tuân thủ những ai không được cho vay. Được quy định theo Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng 2010.
Cụ thể, ngân hàng không được cho vay (một hình thức của cấp tín dụng) với:
– Thành viên Hội đồng quản trị; thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài…
– Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.
Các trường hợp nêu trên không áp dụng với quỹ tín dụng nhân dân. Và với trường hợp cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng cho cá nhân.
Đối tượng được vay ?
Theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định:
“Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.
3. Có phương án sử dụng vốn khả thi.
4. Có khả năng tài chính để trả nợ.
5. Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.”
Có thể thấy, đối tượng vay vốn ngân hàng là vấn đề được người dân quan tâm. Vì vay vốn ngân hàng tại các tổ chức tín dụng đang là nguồn vốn quan trọng cho các hộ kinh doanh cá thể hiện nay. Theo thống kê hiện nay, trên địa bàn toàn quốc có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động là những đối tượng không được vay vốn chịu tác động của Thông tư 39 này.
Pháp luật về điều kiện cho vay
Khác với pháp luật dân sự, thương mại nói chung. Pháp luật ngân hàng quy định khá chặt chẽ về điều kiện cho vay của các tổ chức tín dụng. Vì việc cho vay của ngân hàng giống như việc bán chịu hàng hóa. Đôi khi được ví như cầm dao đằng lưỡi, có nhiều rủi ro ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng.
Nguyên tắc cho vay và vay vốn
Pháp luật quy định nguyên tắc cho vay và vay vốn, từ cả hai phía là tổ chức tín dụng và khách hàng như sau:
Thứ nhất, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa hai bên, phù hợp vói quy định của pháp luật có liên quan, bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường.
Pháp luật gần như không hạn chế mọi cá nhân, doanh nghiệp, pháp nhân giao dịch, đặc biệt là vay vốh ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng dù không muốn vẫn phải nắm bắt, thẩm định và kiểm soát việc thực thi đúng các quy định pháp luật trong mọi lĩnh vực, ngành nghề liên quan để bảo đảm an toàn cao nhất tiền cho vay của mình và tiền gửi của công chúng;
Thứ hai, khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải bảo đảm sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thòi hạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng.
Điều kiện xét duyệt vay vốn
Pháp luật ngân hàng quy định, tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: (Điều 7, khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN)
Thứ nhất, khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
Thứ hai, nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp
Thứ ba, có phương án sử dụng vốn khả thi;
Thứ tư, có khả năng tài chính để trả nợ;
Thứ năm, có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh theo đánh giá của tổ chức tín dụng. Trong trường hợp khách hàng vay vốn ngắn hạn bằng đồng Việt Nam được hưởng mức ưu đãi về lãi suất không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Khách hàng vay vốn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn. Đồng thời phải cung cấp cho tổ chức tín dụng các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn. Và các tài liệu khác do tổ chức tín dụng hướng dẫn, kể cả cho vay vốn cầm cố bằng tiền gửi tiết kiệm. Vì cầm cố tiền gửi tiết kiệm để vay vôn là một biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “ Những ai không được cho vay “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, công ty tạm ngưng kinh doanh…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Học đại học lần 2 có được hoãn nghĩa vụ
- Án phí tranh chấp ranh giới đất đai
- Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất
- Ai là người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ vay vốn bao gồm giấy tờ cá nhân, mục đích vay, nhu cầu về số tiền vay và thời gian vay trong bao lâu.
Bước 2: Ngân hàng sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm định, kiểm duyệt lại toàn bộ thông tin khách hàng.
Bước 3: Sau khi hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện ngân hàng sẽ gửi hồ sơ của bạn lên cấp trên để phê duyệt.
Bước 4: Hoàn thiện thủ tục tài sản bảo đảm bao gồm ký và công chứng hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm (đối với hình thức vay thế chấp)
Bước 5: Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân. Thời gian giải ngân sẽ tùy thuộc vào ngân hàng.
-CCCD/ CMND, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn/ độc thân
-Chứng minh thu nhập ổn định
-Mục đích vay của bạn: tiêu dùng, bất động sản, xây dựng nhà cửa,…
Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu tài sản
Tùy theo khoản vay của bạn mà thời gian sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thời gian nhìn chung sẽ như sau:
– Đối với vay mua nhà, kinh doanh, tiêu dùng thời gian duyệt hồ sơ và giải ngân sẽ từ 3-7 ngày, tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của hồ sơ khi chứng minh thu nhập hoặc mục đích vay.
– Đối với vay mua ô tô thì thời gian duyệt hồ sơ và giải ngân sẽ diễn ra chỉ trong 02 ngày.