Xác định nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu chính là xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Theo đó, việc phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ này sẽ dựa trên bảng phân loại hàng hóa dịch vụ Ni xơ phiên bản 11 liên quan đến đăng ký nhãn hiệu. Khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, cần phải xác định cụ thể sản phẩm, dịch vụ mà nhãn hiệu đi kèm. Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ được chia thành 45 nhóm, từ nhóm 1 đến nhóm 34 là các nhóm về hàng hóa, từ nhóm 35 đến nhóm 45 là các nhóm về dịch vụ. Nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký nhãn hiệu mới nhất hiện nay ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Nghị định 105/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ
Nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Nhóm 1. Sản phẩm hoá học dùng cho công nghiệp, nhiếp ảnh, khoa học, cũng như nông nghiệp, nghề làm vườn và lâm nghiệp;
Nhóm 2. Thuốc sơn, màu, vecni; Chất chống rỉ, chất bảo quản gỗ; Thuốc cắn màu, Thuốc nhuộm; Nhựa tự nhiên dạng thô; Kim loại dạng bột và dạng lá dùng cho hoạ sĩ, người làm nghề in, nghề trang trí và nghệ sĩ.
Nhóm 3. Chất để tẩy trắng và chất dùng để giặt; Chất để tẩy rửa, tẩy dầu mỡ, đánh bóng và mài mòn; Xà phòng; Nước hoa, tinh dầu, nước xức tóc, mỹ phẩm; Thuốc đánh răng.
Nhóm 4. Dầu và mỡ công nghiệp;
Nhóm 5. Các chế phẩm dược và thú y;
Nhóm 6. Kim loại thường và hợp kim của chúng;
Nhóm 7. Máy và máy công cụ
Nhóm 8. Công cụ và dụng cụ cầm tay thao tác thủ công; Vũ khí lạnh; Dao, kéo, thìa và dĩa; Dao cạo.
Nhóm 9. Thiết bị và dụng cụ khoa học, trắc địa, nhiếp ảnh, hàng hải…
Nhóm 10. Thiết bị và dụng cụ phẫu thuật, y tế, nha khoa và thú y, tay và chân giả, mắt và răng giả; Vật liệu khâu vết thương; Dụng cụ chỉnh hình.
Các nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Nhóm 11. Thiết bị để chiếu sáng, sưởi nóng, nấu nướng,
Nhóm 12. Phương tiện giao thông trên bộ, xe cộ, trên không hoặc dưới nước.
Nhóm 13. Vũ khí cháy nổ; Đạn dược và đầu đạn; Pháo hoa; Chất nổ.
Nhóm 14. Kim loại quý và hợp kim của chúng
Nhóm 15. Dụng cụ âm nhạc.
Nhóm 16. Giấy, các tông và hàng hoá làm bằng những vật liệu này không được xếp trong các nhóm khác;
Nhóm 17. Cao su, nhựa pec-ca, amiang, gôm,
Nhóm 18. Da và giả da, sản phẩm bằng các vật liệu kể trên và không được xếp ở các nhóm khác;
Nhóm 19. Ống cứng phi kim loại dùng cho xây dựng;
Nhóm 20. Ðồ đạc (bàn, ghế, giường, tủ, giá, kệ,v.v…), khung ảnh, gương;
Nhóm 21. Dụng cụ và đồ chứa dùng cho gia đình hoặc bếp núc;
Nhóm 22. Dây, lưới, lều (trại), vải bạt, dây thừng, vải nhựa (vải dầu)
Nhóm 23. Các loại sợi dùng để dệt.
Nhóm 24. Khăn trải bàn và trải giường; Vải, hàng dệt không xếp vào các nhóm khác.
Nhóm 25. Quần áo, đồ đội đầu, đồ đi chân.
Nhóm 26. Khuy, khuy bấm, khuy móc, kim khâu và kim băng;
Nhóm 27. Thảm, chiếu, vải sơn, thảm chùi chân và các vật liệu trải sàn khác
Nhóm 28. Trò chơi và đồ chơi; Ðồ trang hoàng cây noel;
Nhóm 29. Chất chiết ra từ thịt;
Nhóm 30. Cà phê, chè, ca cao, gạo, bột sắn, bột cọ,
Nhóm 31. Ðộng vật sống;
Nhóm 32. Bia; Ðồ uống hoa quả và nước ép hoa quả;
Nhóm 33. Ðồ uống có cồn (trừ bia).
Nhóm 34. Thuốc lá; Diêm; Vật dụng cho người hút thuốc.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu gồm những bước nào?
Để nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền, thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện thông qua các bước cụ thể là:
Bước 1: Lựa chọn đơn vị tư vấn
Bước 2: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu
Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu
Lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu:
- Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan Sở hữu trí tuệ hay chưa?
- Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu.
- Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không?
- Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền.
- Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian sau khi xét nghiệm dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ đơn đăng ký.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký
Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký. Ngay khi nộp đơn đăng ký chủ đơn đã phải nộp lệ phí đăng ký như sau:
Lệ phí nộp đơn đăng ký cho 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ:
Đối với đơn có 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ và mỗi nhóm hàng hóa, dịch vụ chỉ có gồm 06 sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trở xuống:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn; Lưu ý: Hiện nay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã thực hiện giảm 50% các loại lệ phí nộp đơn khi đăng ký cụ thể như sau: Lệ phí nộp đơn cho 01 nhãn hiệu, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ từ 150.000 đồng giảm còn 75.000 đồng.
- Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng;
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000 đồng;
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng;
- Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;
- Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000 đồng.
Bước 5: Thẩm định hình thức đơn đăng ký
- Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
- Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
Bước 6: Công bố đơn
- Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
- Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
- Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.
Bước 7: Thẩm định nội dung đơn
- Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
- Cục Sở hữu trí tuệ (CSHTT) xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, CSHTT có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì CSHTT ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.
Bước 8: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ
Bước 9: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Lợi ích Luật Sư X mang lại cho khách hàng
1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư ; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
2. Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư X sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Mời bạn tham khảo bảng dịch vụ của chúng tôi
Video Luật sư X giải đáp về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn khởi kiện ly hôn mới nhất 2022
- Mẫu hợp đồng thuê khoán chuyên gia
- Tra cứu đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký nhãn hiệu mới nhất”. Nếu quý khách có nhu cầu khác như đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm các loại giấy tờ sau:
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu.
Tài liêu, mẫu vật, thông tin thể hiện nhãn hiệu dự định.
Danh mục sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp dự định sử dụng nhãn hiệu.
Bản sao công chứng GCN đăng ký doanh nghiệp, GCN đầu tư, CCCD/CMND của chủ sở hữu nhãn hiệu.
Chứng từ đã nộp phí, lệ phí.
Giấy ủy quyền.
Khi đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ được pháp luật bảo hộ toàn diện. Theo đó, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng nhãn hiệu tương tự như bạn, trong cùng lĩnh vực. Điều này giúp sản phẩm của bạn là độc quyền trên thị trường. Góp phần hạn chế tối đa sự nhầm lẫn của người tiêu dùng.
Nếu không đăng ký nhãn hiệu, sẽ rất khó để bạn đòi lại quyền lợi của mình. Ngược lại, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ là căn cứ pháp lý vững chắc chống lại hành vi trên. Chính vì vậy, hãy nhanh chóng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình nhé
Không. Đây là 2 thuật ngữ khác nhau. Có thể hiểu Thương hiệu là khái niệm có phạm vi rộng hơn, là tất cả những tài sản vô hình của doanh nghiệp, bao gồm cả các bằng Sáng chế, giấy Chứng nhận,… Nhưng trong một số trường hợp, 2 khái niệm này được hiểu giống nhau.