Trong chúng ta, có thể bạn đã nghe tới cụm từ Phó Bí thư chi bộ. Nhất là đối với các bạn đang nằm trong đội ngũ của Đảng. Đây cũng là một chức vụ rất quan trọng giúp cho Chi bộ ngày càng hoạt động vững mạnh. Vậy nhiệm vụ của phó bí thư chi bộ là gì ? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Nhiệm vụ của phó bí thư chi bộ
Phó Bí thư chi bộ là chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị; Đối với những chi bộ có ít Đảng viên; cụ thể là dưới 9 Đảng viên thì không nhất thiết phải bầu phó bí thư chi bộ. Tùy theo nhu cầu của chi bộ có thể bầu hoặc không. Còn đối với những chi bộ có từ 9 Đảng viên trở lên; thì bắt buộc phải bầu chức danh này. Chính vì vậy chúng ta thường thấy ở một số tổ chức Đảng không có chức danh phó bí thư chi bộ.
Chức danh này thường do các đồng chí Chi ủy viên; hoặc các đồng chí Đảng viên của chi bộ thực hiện. Và được bầu cử tại Đại hội cơ sở. Nếu chi bộ tiến hành bầu cử lần 1 nhưng không đồng chí nào đủ số phiếu để đảm nhận chức danh này. Thì có thể tiến hành bầu lần 2 và lần 3. Khi bầu đến lần thứ 3 vẫn không thành công thì cấp ủy cấp trên sẽ chỉ định một đồng chí đảm nhiệm chức danh này.
Chức trách nhiệm vụ của phó bí thư chi bộ
Nhiệm vụ của phó bí thư chi bộ là giúp việc cho Bí thư chi bộ. Thay mặt bí thư chi bộ thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động của Đảng và hoạt động kinh tế xã hội khác. Cụ thể như sau:
Phụ trách công tác kiểm tra, công tác giám sát, công tác kỷ luật Đảng viên; công tác đối với các đoàn thể, công tác tuyên truyền giáo dục cho Đảng viên và quần chúng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi người phó bí thư chi bộ phải có tư tưởng vững vàng; kiên định đi theo đường lối của Đảng. Phải nắm chắc tất cả các văn bản, nghị quyết của Đảng và nhà nước; các quy định điều lệ Đảng, nhiệm vụ của người Đảng viên. Phải am hiểu và có kiến thức ở tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội. Phải linh hoạt và nhạy bén.
Thực hiện xây dựng kế hoạch hoạt động của chi bộ; đôn đốc các đảng viên tự xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức kiểm tra theo định kỳ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này người phó bí thư chi bộ; cần phải đạt được kỹ năng về lập kế hoạch, kỹ năng đánh giá.
Thực hiện chủ trì các cuộc họp với chi bộ, họp thay khi bí thư chi bộ vắng mặt. Hoặc khi bí thư chi bộ ủy quyền. Đồng thời phải chịu trách nhiệm với chi bộ trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Thực hiện soạn thảo văn bản, lập báo cáo về các chương trình được phụ trách. Chịu trách nhiệm về các văn bản và báo cáo đó. Để thực hiện được nhiệm vụ này đòi hỏi phải có kỹ năng về tin học, công nghệ thông tin; kỹ năng soạn văn bản, kỹ năng lập báo cáo.
Nhiệm vụ của phó bí thư chi bộ thôn
Nhiệm vụ của phó bí thư chi bộ thôn là giúp việc cho Bí thư chi bộ thôn . Thay mặt bí thư chi bộ thôn thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động của Đảng; và hoạt động kinh tế xã hội khác trong thôn của mình. Cụ thể như sau:
- Phụ trách công tác kiểm tra, công tác giám sát, công tác kỷ luật Đảng viên trong thôn; công tác đối với các đoàn thể, công tác tuyên truyền giáo dục cho Đảng viên và quần chúng.
- Thực hiện xây dựng kế hoạch hoạt động của chi bộ thôn; đôn đốc các đảng viên trong thôn tự xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức kiểm tra theo định kỳ.
- Thực hiện chủ trì các cuộc họp với chi bộ thôn, họp thay khi bí thư chi bộ vắng mặt. Hoặc khi bí thư chi bộ ủy quyền. Đồng thời phải chịu trách nhiệm với chi bộ trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện soạn thảo văn bản, lập báo cáo về các chương trình được phụ trách. Chịu trách nhiệm về các văn bản và báo cáo đó.
Bí thư chi bộ là gì?
Bí thư chi bộ là những người đứng đầu cơ sở Đảng, giữ vai trò lãnh đạo; chịu trách nhiệm trước chi ủy, đề xuất và tổ chức sinh hoạt, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của chi ủy; thay mặt chi ủy thường ngày trực tiếp giải quyết mối quan hệ với các đảng viên trong chi bộ; với người phụ trách đơn vị và các đoàn thể; đồng thời giữ mối liên hệ chặt chẽ với cấp ủy cấp trên, trực tiếp là đảng ủy cơ sở.
Nhiệm vụ của bí thư chi bộ
- Đề xuất tổ chức các hoạt động về lãnh chỉ đạo chi ủy cơ sở. Đương nhiên để có thể hoàn thành nhanh chóng, hiệu quả hoạt động này thì đòi hỏi các đồng chí Bí thư phải chủ động đề xuất, phân công nhiệm vụ với chi ủy những nhiệm vụ của chi ủy viên chi bộ, giúp các ủy viên nắm rõ những công việc để từ đó phát huy hết vai trò và trách nhiệm của mình.
- Làm tốt công tác tư tưởng cho các ủy viên. Để làm tốt công tác tư tưởng thì yêu cầu các đồng chí bí thư chi bộ phải bám sát tình hình tư tưởng của Đảng viên. Từ đó Đưa ra những dự báo để chủ động có những giải pháp phù hợp.
- Ngoài ra trong hoạt động chi bộ thì bí thư nên thường xuyên tiếp xúc với các đảng viên, quần chúng, gần gũi quần chúng, lắng nghe những ý kiến, phản ánh của quần chúng, kịp thời nắm bắt được tư tưởng của quần chúng, nếu có những lệch lạc, sai phạm chưa đúng sẽ kịp thời uốn nắn, thay đổi phù hợp.
- Trong hoạt động chi bộ bí thư chư bộ phải thể hiện sự cởi mở, vui vẻ với các chi ủy viên, hòa mình, đặt cá nhân mình vào vị trí của mỗi ủy viên để tạo nên sự đồng thuận, thấu hiểu và đoàn kết. Thường xuyên cập nhật và phổ biến các nghị quyết của Đảng và Nhà nước đến các chi Ủy viên và quần chúng.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ tư vấn thủ tục thu hồi đất, giao đất
- Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng cho thuê đất mới 2022
- Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà
- Dịch vụ làm thủ tục tặng cho Nhà đất
- Đóng tiền điện trễ bao lâu thì bị cắt?
- Văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Nhiệm vụ của phó bí thư chi bộ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm dừng công ty; thủ tục giải thể công ty mới thành lập; bảo hộ logo thương hiệu độc quyền ; giấy ủy quyền xác nhận độc thân, giấy phép bay flycam hoặc hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Để hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của phó bí thư chi bộ; phải có chuyên môn năng lực và phẩm chất đạo đức tốt. Có sự uy tín trong cộng đồng và là tấm gương sáng mẫu mực cho các đảng viên; và quần chúng noi theo.
Đối với những chi bộ có từ 9 Đảng viên trở lên thì bắt buộc phải bầu chức danh này. Chức danh này thường do các đồng chí Chi ủy viên hoặc các đồng chí Đảng viên của chi bộ thực hiện. Và được bầu cử tại Đại hội cơ sở. Nếu chi bộ tiến hành bầu cử lần 1 nhưng không đồng chí nào đủ số phiếu để đảm nhận chức danh này. Thì có thể tiến hành bầu lần 2 và lần 3. Khi bầu đến lần thứ 3 vẫn không thành công thì cấp ủy cấp trên sẽ chỉ định một đồng chí đảm nhiệm chức danh này.