Giáo dục và đào tạo đóng vai trò, nhiệm vụ rất lớn trong việc xây dựng đất nước. Việc giáo dục không chỉ giúp nâng cao trình độ dân trí của người dân trong xã hội mà còn tác động rất lớn đến sự phát triển của một quốc gia. Do đó, mỗi quốc gia đều đang tăng cường công tác giáo dục song song với các chính sách phát triển khác để nâng cao tiềm lực của nước nhà. Nhiều độc giả gửi câu hỏi đến cho Luật sư X thắc mắc không biết theo quy định, Nhiệm vụ của giáo dục là gì? Vai trò của chính sách giáo dục và đào tạo được thể hiện như thế nào? Nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là được quy định ra sao? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hiểu thế nào là giáo dục?
Giáo dục là một lĩnh vực quan trọng có ảnh hưởng và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Giáo dục chính là một hiện tượng xã hội, diễn ra quá trình trao truyền tri thức, kinh nghiệm giữa con người với con người thông qua ngôn ngữ và các hệ thống ký hiệu khác nhằm kế thừa và duy trì sự tồn tại, tiến hóa và phát triển của nhân loại.
Chính sách giáo dục được hiểu bao gồm các mục tiêu và các giải pháp, công cụ để thúc đẩy quá trình trang bị và nâng cao kiến thức, hiểu biết về thế giới khách quan, khoa học, kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động nghề nghiệp cũng như hình thành nhân cách của con người. Theo nghĩa rộng, chính sách xã hội bao gồm chính sách giáo dục phổ thông và chính sách đào tạo nghề nghiệp chuyên môn. Theo nghĩa hẹp thì chỉ bao gồm chính sách giáo dục phổ thông.
Nhiệm vụ của giáo dục là gì?
Giáo dục và đào tạo là quá trình trao truyền và bồi dưỡng tri thức cho cá nhân và cộng đồng của thế hệ trước cho các thế hệ sau, để từ đó họ có thể tiếp nhận rèn luyện, hòa nhập và phát triển trong cộng đồng xã hội. Quá trình giáo dục và đào tạo cũng như quá trình tự giáo dục, tự đào tạo diễn ra suốt vòng đời con người thông qua hệ thống giáo dục trong nhà trường và hệ thống giáo dục xã hội.
Mục tiêu của nền giáo dục và đào tạo của bất cứ quốc gia nào cũng đều hướng tới phát triển con người cả về thể lực, trí lực và tri thức tình cảm, xây dựng các thế hệ công dân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Phát triển giáo dục và đào tạo chính là xây dựng nền móng văn hóa dân tộc, là cơ sở để phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn háo dân tộc. Giáo dục và đào tạo là cơ sở thiết yếu để đào tạo ngưồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giáo dục và đào tạo không chỉ là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến đào tạo nguồn nhân lực cho nền sản xuất xã hội mà còn là trung tâm đào tạo nhân tài cho đất nước. Hiền tài là nguyên khí quốc gia, có vai trò to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay, vai trò của nhân tài nói riêng, của đội ngũ tri thức nói chung ngày càng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội mà cả trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, trong đối nội và đối ngoại.
Nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thêm vào đó, Theo Khoản 7 Điều 2 Nghị định 86/2022/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, theo đó:
a) Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục;
b) Quy định tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, cao đẳng sư phạm;
c) Ban hành chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; xây dựng chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giảng viên, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục;
d) Ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo, của cơ sở giáo dục;
đ) Trình Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư;
e) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách đối với nhà giáo; quản lý, hướng dẫn thực hiện các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Vai trò của chính sách giáo dục và đào tạo
Cùng với sự phát triển của xã hội, vai trò của giáo dục trở nên đặc biệt được coi trọng và là ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia. Vai trò của giáo dục đối với xã hội được thể hiện ở 4 khía cạnh chính, bao gồm:
- Nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc
- Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ
- Bảo vệ thể chế chính trị của đất nước
- Bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động
Bồi dưỡng nhân tài
Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với xã hội còn được thể hiện trong quá trình xây dựng đội ngũ lao động, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đào tạo nhân lực trình độ cao quyết định sự thành công của nền kinh tế tri thức.
Nâng cao dân trí
Tri thức nhân loại là thước đo sự thành công, phát triển bền vững của xã hội. Vị thế của một đất nước được thể hiện ở sức mạnh tri thức toàn dân. Do đó, vai trò của giáo dục đối với xã hội trước hết được thể hiện trong việc đào tạo tri thức, nâng cao dân trí mọi dân tộc, quốc gia.
Giáo dục và đào tạo góp phần nâng cao trình độ dân trí ở mọi quốc gia nghĩa là nâng cao trình độ hiểu biết chung của người dân trên tất cả các lĩnh vực. Thông qua hoạt động giáo dục và đào tạo, mặt bằng dân trí được nâng cao, là cơ sở để khẳng định sức mạnh của quốc gia. Một đất nước sở hữu dân trí cao có khả năng phát triển lớn và khẳng định được vị thế trên trường quốc tế. Ngược lại, một đất nước không coi trọng giáo dục, đất nước đó chắc chắn sẽ bị diệt vong.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, chức năng xã hội của giáo dục càng thể hiện rõ nét ở vai trò nâng cao dân trí. Vì vậy, mỗi quốc gia cần tập trung đẩy mạnh phổ cập giáo dục toàn dân, phát triển toàn diện yếu tố con người để thích ứng nhanh với nền kinh tế tri thức.
Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ
Cùng với sự bùng nổ của khoa học – công nghệ, nguồn nhân lực trở thành yếu tố quyết định nhất tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế tri thức. Mọi quốc gia muốn phát triển nhanh chóng, vững mạnh cần dựa vào nguồn nhân lực dồi dào, có chuyên môn cao đã qua đào tạo.
Để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, vai trò của giáo dục là không thể thay thế. Giáo dục và đào tạo góp phần cung cấp nguồn nhân lực có trình độ, đáp ứng đủ số lượng và chất lượng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia
Giáo dục – đào tạo không chỉ góp phần nâng cao dân trí, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ mà trên tất cả, vai trò của giáo dục chính là bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia. Vai trò được thể hiện qua 2 nội chính chính, bao gồm:
- Giáo dục là công cụ bảo vệ thể chế chính trị
Giáo dục là phương tiện tuyên truyền pháp luật, đường lối chính sách của một quốc gia. Thông qua hoạt động giáo dục, công dân có đủ kiến thức, lòng yêu nước, lập trường chính trị vững vàng trước những thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Giáo dục góp phần củng cố quốc phòng – an ninh
Giáo dục mang sứ mệnh bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Giáo dục là con đường bền vững nhất để ổn định chính trị xã hội, tạo ra cuộc cách mạng về tư tưởng chống lại những cuộc xung đột văn hóa trong thời đại mới.
Thực trạng giáo dục tại Việt Nam hiện nay
Thế nhưng nền giáo dục của đất nước chúng ta hiện nay vẫn còn chứa đựng những bất cập, chưa vững chắc:
– Hiện nay giáo dục chú trọng quan tâm đến số lượng nhiều hơn chất lượng
– Nội dung, chương trình giảng dạy còn lạc hậu, lỗi thời, chưa đổi mới, cải tiến hiệu quả. Chưa áp dụng thực tiễn nhiều, chưa phát huy được tính sáng tạo, năng lực thực hành cho học sinh
– Giáo dục việt nam hiện nay chỉ quan tâm đến việc dạy “chữ” cho học sinh. Thế nhưng việc dạy “nhân” và “nghĩa” thì lại bị buông lỏng, giảm sút, nhất là các mặt đạo đức, lối sống. Việc cho học sinh có thể thực hành được các bài học vẫn chưa được đẩy mạnh, khiến cho kĩ năng thực hành, tư duy sáng tạo của học sinh sinh viên bị hạn chế rõ rệt
– Hệ thống giáo dục các cấp bậc từ đại học đến phổ thông còn thiếu đồng bộ, chưa có sự cân đối. Ở phổ thông, các học sinh được học các môn học khoa học mang tính lý thuyết rất nhiều, nhưng khi lên cấp bậc đại học thì những lý thuyết ở phổ thông không thể đem áp dụng ra được, khiến các sinh viên phải học lại từ đầu, như thế phải mất thêm một khoảng thời gian nữa
– Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên còn rất nhiều bất cập, như việc phân phối cán bộ giảng dạy vẫn còn chưa hợp lý về các trường học. Bên cạnh đó còn có nhiều cán bộ giảng dạy không có tâm đối với học trò của mình
– Việc định hướng và liên kết với nước ngoài trong chương trình giáo dục còn lúng túng, mơ hồ, chưa có mục tiêu, phương hướng rõ ràng
– Tư duy của nền giáo dục còn chậm đổi mới, chưa theo kịp tốc độ phát triển, đổi mới của đất nước trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, phát triển và hội nhập với thế giới. Việc thực hành cần được áp dụng từ ngay khi còn học phổ thông, để các em có thể phát triển tư duy, sáng tạo, chọn lựa cho mình những ngành nghề phù hợp nhất với bản thân mình
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Nhiệm vụ của giáo dục là gì?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháp lý về trích lục ghi chú kết hôn của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bộ GD&ĐT thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn khác.
Cụ thể, về mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục phù hợp với các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; ban hành chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; quy định khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cho học sinh có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở theo học trình độ trung cấp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Quy định về chương trình giáo dục thường xuyên; quy định về xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm; ban hành danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học.
Nhà giáo không được có các hành vi sau đây:
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;
Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học;
Xuyên tạc nội dung giáo dục;
Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
Giáo dục – đào tạo không chỉ góp phần nâng cao dân trí, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ mà trên tất cả, vai trò của giáo dục chính là bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia. Vai trò được thể hiện qua 2 nội chính chính, bao gồm:
Giáo dục là công cụ bảo vệ thể chế chính trị: Giáo dục là phương tiện tuyên truyền pháp luật, đường lối chính sách của một quốc gia. Thông qua hoạt động giáo dục, công dân có đủ kiến thức, lòng yêu nước, lập trường chính trị vững vàng trước những thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế.
Giáo dục góp phần củng cố quốc phòng – an ninh : Giáo dục mang sứ mệnh bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Giáo dục là con đường bền vững nhất để ổn định chính trị xã hội, tạo ra cuộc cách mạng về tư tưởng chống lại những cuộc xung đột văn hóa trong thời đại mới.