Chào Luật sư, dạo gần đây tôi liên tục bị một đối tượng lạ mặt nhắn tín đòi nợ mặc dù bản thân tôi là người không có vay tiền. Tôi đã nhắn tin lại là tôi không có mượn nợ thì lại nhận về cho mình nhiều tin nhắn xúc phạm bản thân hơn nữa. Việc này đã kép dài 02 tháng và tôi cảm thấy rất mệt mỏi. Luật sư có thể cho tôi biết việc nhắn tin xúc phạm người khác sẽ bị xử phạt như thế nào? được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Mỗi bản thân chúng ta đều có quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm của bản thân mình trước bất kỳ sự tấn công; xúc phạm đối với bản thân. Chính vì thế ma hành vi nhắn tin xúc phạm người khác chắc chắn sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Để có thể tìm hiểu về vấn đề nhắn tin xúc phạm người khác sẽ bị xử phạt như thế nào? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Nhắn tin xúc phạm người khác là gì?
Nhắn tin xúc phạm người khác là gì? Nhắn tin xúc phạm người khác là hành vi sử dụng điện thoại thông qua dịch vụ nhắn tin để xúc phạm danh dự; nhân phẩm; uy tín của người khác.
Việc nhắn tin xúc phạm này có thể diễn ra từ ngày này sang ngày khác; người xúc phạm người khác có thể là một người mà bạn biết; hoặc có thể là một người xa lạ mà bạn chưa biết bao giờ.
Quyền bảo vệ bản thân trước những hành vi bị xúc phạm
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, danh dự; nhân phẩm; uy tín của mỗi cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.
Khi bị ai đó xúc phạm danh dự; nhân phẩm; cá nhân người bị xúc phạm có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự; nhân phẩm; uy tín của mình. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự; nhân phẩm; uy tín; thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự; nhân phẩm; uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ; cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
Trong trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự; nhân phẩm; uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
Ngoài ra, việc bảo vệ danh dự; nhân phẩm; uy tín của cá nhân mỗi người còn có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng; hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết; trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Ngoài ra theo quy định tại Hiến pháp 2013 quy định:
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể; được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
Cho nên khi bị nhắn tín xúc phạm chúng ta nên trình báo sự việc với phía cơ quan công an để được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Nhắn tin xúc phạm người khác sẽ bị xử phạt như thế nào?
Nhắn tin xúc phạm người khác sẽ bị xử phạt như thế nào? Câu trả lời là tuỳ vào tính chất và mức độ hành vi khác nhau mà việc nhắn tin xúc phạm người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt vi phạm hành chính về hành nhắn tin xúc phạm người khác
Theo quy định của Nghị định 144/NĐ-CP đối với hành vi nhắn tin xúc phạm người khác sẽ là hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Với hành vi này người thực hiện hành vi sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng; và buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu.
Xử phạt hình sự đối với hành vi nhắn tin xúc phạm người khác
Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:
– Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
– Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị xử phạt bổ sung bằng cách bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Nhắn tin xúc phạm người khác sẽ bị xử phạt như thế nào?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; trích lục hộ tịch trực tuyến; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Facebook là một trang mạng xã hội rất phổ biến và ai cũng đều biết nó. Tuy nhiên, việc sử dụng với mục đích gì thì mỗi cá nhân sẽ khác. Luật an ninh mạng đã có hiệu lực thi hành tuy nhiên vẫn chưa có các quy định cụ thể về vấn đề xâm phạm danh dự nhân phẩm của người khác trên facebook.
Các hành vi xúc phạm danh dự của người khác trên facebook bao gồm các hành vi như sau:
Sử dụng ngôn từ đả kích để công kích gây tổn thương đến người khác bằng văn bản: Các status, các bài đăng,..
Sử dụng hình thức livestream để lăng mạ, sỉ nhục người khác,…
Người dân có thể gửi đơn tố cáo hoặc đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan công an để được giải quyết hoặc hướng dẫn người tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo về hành vi bôi nhọ danh dự trên Facebook.
Theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 nghiêm cấm hành vi “Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo”.
Theo đó, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 64 Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016).
Với những việc làm trên, người này đã thực hiện hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm… xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức..” được quy định tại điểm g, khoản 3 điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Với vi phạm trên, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Trên đây là hình phạt cho hành vi xuyên tạc và xúc phạm tín ngưỡng.
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Luật người khuyết tật năm 2010; quy định nghiêm cấm hành vi: Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật; Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.
Hành vi kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường; hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng; có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em như sau:
Điều 9. Vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật
1, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật;
Như vậy, hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Thậm chí, tùy theo hành vi xúc phạm, kỳ thị người vi phạm có thể bị xử phạt đến 10.000.000 đồng; theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định như sau:
2, Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khuyết tật;