Theo quy định cùa nước ta hiện nay đối với những nhà thầu nước ngoài khi tham gia đấu thầu tại Việt Nam cần có nhà thầu phụ. Việc quy định bắt buộc nhà thầu nước ngoài cần sử dụng nhà thầu phụ khi đấu thầu sẽ giúp nhà thầu trong nước có cái nhìn khái quát hơn và nắm bắt được phương thức làm việc của những nhà thầu lớn trên thế giới bên cạnh đó cũng giúp cho những nhà thầu lớn này có thể đấu thầu dễ dàng hơn do không còn khoảng cách ngôn ngữ cũng như nắm bắt rõ ràng luật đấu thầu của Việt Nam thông qua những nhà thầu trong nước. Đây có thể coi là mối quan hệ cộng tác cùng phát triển. Vậy nhà thầu phụ nước ngoài là gì? Mời bạn đón đọc bài viết “Nhà thầu phụ nước ngoài là gì?” dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin chi tiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là nhà thầu nước ngoài?
Thời đại 4.0 mở ra nhiều có hội kết nối và giao lưu cho nhiều doanh nghiệp trên thế giới cũng như sự trao đổi công nghệ, giáo dục, y tế. Những công trình phục vụ những điều này dược xây dựng cần có sự quản lý, kiểm tra và giám sát của các nhà thầu. Việc lựa chọn những nhà thầu nhiều kinh nghiệm, có kỹ thuật để xử lý những vấn đề khó luôn là một thách thức đối với những cơ quan ban ngành. Chính vì vậy ngoài việc lựa chọn những nhà thầu trong nước thì chúng ta còn có thể lựa chọn những nhà thầu nước ngoài. Và hiện nay những nhà thầu nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều và mở rộng về nhiều lĩnh vực.
Theo quy định của pháp luật về đấu thầu thì: “Nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham dự thầu tại Việt Nam” và “Nhà thầu trong nước là tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc cá nhân mang quốc tịch Việt Nam tham dự thầu.”
Mở rộng ra ở các lĩnh vực khác, có thể hiểu nhà thầu nước ngoài là tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; và cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam.
Vậy cá nhân nào được coi là cư trú tại Việt Nam? Theo pháp luật về cư trú, thì “Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú” . “Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú”.
Theo như Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam ký kết và hướng dẫn của Thông tư số 205/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính thì “cơ sở thường trú” là một cơ sở kinh doanh cố định của một doanh nghiệp, thông qua đó, doanh nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình. Để được xem là có cơ sở thường trú ở Việt Nam, thì một tổ chức nước ngoài phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
“Duy trì tại Việt Nam một “cơ sở” như một tòa nhà, một văn phòng hoặc một phần của tòa nhà hay văn phòng đó, một phương tiện hoặc thiết bị,…; và
Cơ sở này có tính chất cố định, nghĩa là được thiết lập tại một địa điểm xác định và/hoặc được duy trì thường xuyên. Tính cố định của cơ sở kinh doanh không nhất thiết phụ thuộc vào việc cơ sở đó phải được gắn liền với một vị trí địa lý cụ thể trong một độ dài thời gian nhất định; và
Doanh nghiệp tiến hành toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở này.”
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật thì “Hợp đồng nhà thầu là hợp đồng, thỏa thuận hoặc cam kết của nhà thầu nước ngoài với bên Việt Nam”. Kết hợp với khái niệm này, ta có thể hiểu nhà thầu nước ngoài là một bên trong quan hệ hợp đồng nhà thầu, là chủ thể trực tiếp tham gia vào quan hệ này với bên Việt Nam.
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài là gì?
Để được hoạt động tại Việt Nam đòi hỏi những nhà thầu cần phải được cấp giấy phép hoạt động xây dựng. Vì là nhà thầu nước ngoài nên có nhiều sự thay đổi so với nhà thầu trong nước trong việc được cấp giấy chứng nhận này. Nhà thầu nước ngoài chỉ được cấp giấy chứng nhận trong trường hợp có quyết định trúng thầu hoặc được một nhà thầu khác ở Việt Nam lựa chọn. Từ những quy định này có thể thấy nhà nước vẫn muốn dành nhiều lợi ích hơn cho những nhà thầu trong nước trong công tác đấu thầu này. Điều này tạo động lực cho những sự phát triển hơn nữa của những nhà thầu tại Việt Nam nếu muốn có thể không cần hợp tác với những nhà thầu nước ngoài.
Căn cứ quy định tại Điều 103 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì:
– Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư/nhà thầu chính (phụ).
– Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.
– Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.
Nhà thầu phụ nước ngoài là gì?
Nhà thầu phụ nước ngoài là một khái niệm không còn xa lạ với những ai làm việc trong lĩnh vực đấu thầu tại Việt Nam. Hiện nay muốn được thực hiện đấu thầu tại Việt Nam thì những nhà thầu nước ngoài cần hợp tác với những nhà thầu tại Việt Nam để cùng làm việc và thực hiện những hoạt động cơ bản của một phiên đấu thầu. Hoạt động này được gọi là hoạt động cộng tác và trong trường hợp này nhà thầu Việt Nam được lựa chọn sẽ là nhà thầu phụ. Nhà thầu nước ngoài không thể hợp tác với một nhà thầu nước ngoài khác mà cần hợp tác với một nhà thầu Việt Nam để giải quyết những vấn đề trong một phiên đấu thầu.
Bộ Xây dựng đang gấp rút hoàn thiện dự thảo lần cuối Quy chế quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các nhà thầu trong nước.
Nội dung quan trọng và đáng chú ý nhất trong dự thảo này là việc áp dụng giấy phép thầu (theo từng gói thầu hoặc có thời hạn) đối với nhà thầu nước ngoài.
Cụ thể, nhà thầu nước ngoài nhận thầu một, một số hay tất cả các công việc tư vấn xây dựng; xây lắp công trình; cung cấp vật tư, thiết bị công nghệ kèm theo dịch vụ kỹ thuật như hướng dẫn vận hành, lắp đặt, giám sát lắp đặt, thí nghiệm, vận hành đồng bộ công trình tại Việt Nam đều phải đăng ký để được cấp giấy phép thầu.
Ông Chu Văn Chung, Vụ trưởng Vụ Xây lắp (Bộ Xây dựng) cho biết, nhà thầu nước ngoài hiện chiếm một thị phần lớn trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam, song không phải nhà thầu ngoại nào cũng đủ năng lực để thực hiện gói thầu. Không những thế, việc quản lý các nhà thầu nước ngoài trong thời gian qua không chặt đã gây sức ép đáng kể cho các nhà thầu trong nước trong các cuộc chơi ngay tại “sân nhà”.
Ông Chung nhận định, việc áp dụng giấy phép thầu một mặt quản lý được các hoạt động của nhà thầu nước ngoài, mặt khác sẽ chọn lọc được các nhà thầu có năng lực, uy tín.
Theo dự thảo Quy chế quản lý nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam , trong mọi trường hợp được giao thầu (do thắng thầu thông qua đấu thầu quốc tế hoặc được chọn thầu theo quy định của pháp luật), nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc phải sử dụng thầu phụ Việt Nam .
Việc bắt buộc nhà thầu nước ngoài sử dụng thầu phụ trong nước là để tạo điều kiện cho các nhà thầu trong nước tiếp cận hoạt động của các nhà thầu nước ngoài, đồng thời tạo cơ hội để các nhà thầu nội chuẩn bị các điều kiện tham gia thực hiện các gói thầu quốc tế với tư cách là nhà thầu độc lập, mặt khác nâng cao dần khả năng cạnh tranh cho các nhà thầu nội.
Ngoài ra, dự thảo Quy chế này cũng chỉ rõ, nhà thầu nước ngoài hoạt động tại Việt Nam chỉ được đăng ký đưa vào Việt Nam những chuyên gia quản lý kinh tế, kỹ thuật và là người có tay nghề cao mà Việt Nam không đủ khả năng đáp ứng. Quy định này nhằm thắt chặt việc quản lý và sử dụng lao động trong các công trình có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài, tránh tình trạng nhà thầu nước ngoài đưa các chuyên gia quản lý kỹ thuật trình độ yếu kém vào hoạt động trong các công trình xây dựng tại Việt Nam.
Về việc lựa chọn nhà thầu nước ngoài, theo quy định này, khi lựa chọn nhà thầu nước ngoài, ngoài việc tuân thủ các quy định về đấu thầu, chủ đầu tư/chủ dự án phải căn cứ vào các điều kiện quy định tại Quy chế này để xem xét, đánh giá và lựa chọn. Theo các chuyên gia, quy định này không nằm ngoài mục đích để chủ đầu tư/chủ dự án lựa chọn được những nhà thầu tốt, có đủ năng lực, điều kiện để thực hiện gói thầu một cách hoàn hảo nhất.
Trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư/chủ dự án sẽ trực tiếp kiểm tra việc thực hiện hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc các cam kết sử dụng thầu phụ Việt Nam đã đăng ký khi dự thầu hoặc chào thầu. Nếu nhà thầu nước ngoài không thực hiện các cam kết hoặc vi phạm các quy định của Quy chế sẽ bị xử lý tùy theo mức độ vi phạm. Trường hợp vi phạm nặng sẽ bị thu hồi giấy phép thầu, phạt không cho tham gia nhận thầu tại Việt Nam trong một thời gian nhất định hoặc không thời hạn. Trường hợp nhà thầu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Hiện nay việc nhà thầu xây dựng thường thực hiện bởi các dự án tại những phần đất quy hoạch, đất được thu hồi để thi công, đất đang làm sổ đỏ với giá làm sổ đỏ khác nhau, tùy từng trường hợp thì quyền lợi và trách nhiệm của nhà thầu sẽ khác nhau.
Mời bạn xem thêm
- Mua bán đất công chứng ở xã có được không?
- Hồ sơ đấu thầu xây dựng gồm những gì?
- Mẫu phương án phá dỡ công trình xây dựng chuẩn quy định
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật xây dựng tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nhà thầu phụ nước ngoài là gì?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ về tư vấn pháp lý giá làm sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan chuyên môn về xây dựng xem xét hồ sơ để cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp không cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động xây dựng phải trả lời bằng văn bản cho nhà thầu và nêu rõ lý do.
Giấy phép hoạt động xây dựng hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
a) Hợp đồng thầu đã hoàn thành và được thanh lý;
b) Hợp đồng không còn hiệu lực khi nhà thầu nước ngoài bị đình chỉ hoạt động, giải thể, phá sản hoặc vì các lý do khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch.
Nhà thầu nước ngoài bị thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng;
b) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy phép hoạt động xây dựng;
c) Giấy phép hoạt động xây dựng bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng;
d) Giấy phép hoạt động xây dựng được cấp không đúng thẩm quyền.
Thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng:
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng do mình cấp;
b) Trường hợp giấy phép hoạt động xây dựng được cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép không thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng.
Căn cứ quy định tại Điều 107 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì:
Nhà thầu nước ngoài có các quyền sau:
a) Yêu cầu các cơ quan có chức năng hướng dẫn việc lập hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của nhà thầu theo quy định của Nghị định này;
b) Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc theo quy định của Nghị định này;
c) Được bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong kinh doanh tại Việt Nam theo giấy phép hoạt động xây dựng được cấp.
Nhà thầu nước ngoài có các nghĩa vụ sau:
a) Lập Văn phòng điều hành tại nơi có dự án sau khi được cấp giấy phép hoạt động xây dựng; đăng ký địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail, dấu, tài khoản, mã số thuế của Văn phòng điều hành. Đối với các hợp đồng thực hiện lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu nước ngoài có thể lập Văn phòng điều hành tại nơi đăng ký trụ sở của chủ đầu tư hoặc không lập Văn phòng điều hành tại Việt Nam. Đối với hợp đồng thực hiện thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình đi qua nhiều tỉnh, nhà thầu nước ngoài có thể lập Văn phòng điều hành tại một địa phương có công trình đi qua để thực hiện công việc. Văn phòng điều hành chỉ tồn tại trong thời gian thực hiện hợp đồng và giải thể khi hết hiệu lực của hợp đồng;
b) Đăng ký, hủy mẫu con dấu, nộp lại con dấu khi kết thúc hợp đồng theo quy định của pháp luật. Nhà thầu nước ngoài chỉ sử dụng con dấu này trong công việc phục vụ thực hiện hợp đồng tại Việt Nam theo quy định tại giấy phép hoạt động xây dựng;
c) Đăng ký và nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ kế toán, mở tài khoản, thanh toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ hoạt động kinh doanh theo hợp đồng;