Chức năng của nhà nước là phương hướng chính của nhà nước, thể hiện bản chất, vai trò, sứ mệnh và mục tiêu của nhà nước. Vậy nhà nước có mấy chức năng chủ yếu? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé
Nhà nước có mấy chức năng chủ yếu?
Chức năng của nhà nước là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước thể hiện bản chất nhà nước và nhằm thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước trong giai đoạn phát triển cụ thể.
Chức năng của Nhà nước bao gồm các đặc điểm sau:
- Chức năng nhà nước không phải là những hoạt động cụ thể riêng biệt của nhà nước mà là sự khái quát hóa 1 số hay 1 nhóm hoạt động của nhà nước.
- Không thể xác định chức năng nhà nước theo hoạt động của nhà nước.
- Nhiệm vụ là những mục tiêu nhà nước cần đạt tới; vấn đề đặt ra cần giải quyết. Mục tiêu là những kết quả cần đạt tới, xác định trước, thể hiện ý chỉ chủ quan. Vấn đề khách quan đặt ra cần được nhà nước giải quyết, không phụ thuộc vào y chí chủ quan con người.
Nhà nước có hai chức năng chính phân theo đối tượng là chức năng đối nội và chức năng đối ngoại, cụ thể:
Chức năng đối nội:
Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước.
Ví dụ: Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ, bảo vệ chế độ kinh tế … là những chức năng đối nội của các nhà nước.
Chức năng đối ngoại:
Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và dân tộc khác.
Ví dụ: Phòng thủ đất nước, chống xâm lược từ bên ngoài; thiết lập các mối bang giao với các quốc gia khác …
Nhà nước ta thực hiện chức năng đối ngoại nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ; và giúp đỡ của nhân dân thế giới, mở rộng hợp tác quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với phong trào cách mạng thế giới
Nhà nước có những chức năng nào?
Trong khoa học pháp lí hiện nay có nhiều cách phân loại chức năng của nhà nước:
Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước
Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, Chức năng của nhà nước được phân thành:
– Chức năng đối nội
– Chức năng đối ngoại
Căn cứ vào hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực xã hội
chức năng của nhà nước được phân theo từng lĩnh vực cụ thể. Theo đó, tương ứng mỗi lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội là một chức năng của nhà nước. Chẳng hạn:
– Chức năng kinh tế: Là chức năng của mọi nhà nước. Nhà nước thực hiện chức năng này nhằm củng cố; và bảo vệ cơ sở tồn tại của nhà nước, ổn định và phát triển kinh tế.
– Chức năng xã hội: Là toàn bộ hoạt động của nhà nước; trong việc tổ chức và quản lí các vấn đề xã hội của đời sống như vấn đề về môi trường, giáo dục; y tế, lao động, việc làm, thu nhập của người dân, phòng chống thiên tai… Đây là các hoạt động góp phần củng cố và bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội; bảo đảm sự ổn định, phát triển an toàn và hài hoà của toàn xã hội.
– Chức năng trấn áp: Trong điều kiện có đấu tranh giai cấp; chức năng trấn áp sự phản kháng của giai cấp bị trị là rất cần thiết; nhằm bảo vệ sự tồn tại vững chắc của nhà nước; bảo vệ lợi ích về mọi mặt của giai cấp thống trị.
– Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược: Là chức năng đặc trưng của các nhà nước chủ nô; nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản giai đoạn chủ nghĩa đế quốc trở về trước. Các nhà nước đó thực hiện chức năng này nhằm xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ; bóc lột nhân dân cũng như áp đặt sự nô dịch đối với các dân tộc khác.
– Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội: Là chức năng của các nhà nước nói chung. Thực hiện chức năng này, nhà nước phải sử dụng nhiều biện pháp, nhất là các biện pháp pháp lí nhằm phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, đảm bảo ổn định, trật tự xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội.
– Chức năng bảo vệ đất nước: Là chức năng của mọi nhà nước. Trước đây, nhiều nhà nước thường phát động chiến tranh xâm lược nước khác; ngày nay, nhiều nhà nước vẫn tìm cách áp đặt ý chí của mình đối với nước khác. Trong điều kiện đó, các nhà nước phải thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ đất nước; chống lại các cuộc chiến nanh xâm lược cũng như các ảnh hưởng tiêu cực khác từ bên ngoài.
– Chức năng quan hệ với các nước khác: Các nhà nước thực hiện chức năng này; nhằm thiết lập các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá… với các quốc gia khác để trước hết phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục… trong nước, qua đó có thể cùng nhau giải quyết những vấn đề có tính chất quốc tế.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nhà nước có mấy chức năng chủ yếu?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, mẫu tạm ngừng kinh doanh, tra cứu quy hoạch xây dựng, dịch vụ dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất
- Hồ sơ thành lập công ty TNHH
- Đăng ký nhãn hiệu tại Đà Nẵng
- Dịch vụ phản đối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Câu hỏi thường gặp
Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi nước, các phương pháp hoạt động để thực hiện các chức năng của nhà nước cũng rất đa dạng nhưng nh́ìn chung có hai phương pháp chính là thuyết phục và cưỡng chế. Giáo dục, thuyết phục là việc nhà nước sử dụng các biện pháp tác động lên ý thức con người, làm cho họ biết, hiểu, tự giác, chủ động, tích cực thực hiện các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước.
Cưỡng chế là việc nhà nước bắt buộc các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước. Các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất đa dạng, trong đó người bị cưỡng chế luôn phải gánh chịu sự bất lợi nào đó, có thể là bất lợi về thân thể, về tài sản, thậm chí cả tính mạng của họ.